Trang

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Heckler und Koch G11, đạn không vỏ (Germany)


Cỡ nòng/đạn: 4.7 mm không vỏ
Hoạt động: Gas, khoá nòng xoay
Chiều dài tổng: 750 mm
Chiều dài nòng: 540 mm
Khối lượng: 3.6kg rỗng; 4.3kg nạp 2 băng
Băng đạn: 50 viên hay 45 viên






Nói đến đạn không vỏ có lẽ phải kể đến những khẩu thần công dùng đạn bi và thuốc nổ đen nhồi trực tiếp vào nòng, châm lửa bằng bùi nhùi. G11 lần đầu tiên đưa khái niệm đạn không vỏ vào súng trường bộ binh. Để làm được điều đó phải giải quyết rất nhiều vấn đề một cách sáng tạo về cấu tạo súng cũng như thuốc phóng. Dù dự án G11 đã bị ngưng nhưng có thể nói nó tập trung rất nhiều tinh thần và trí tuệ Đức.

Chương trình phát triển G11 bắt đầu từ khá sớm, cuối những năm 1960 khi CQ Tây Đức đi đến quyết định thay thế khẩu G3 đã cũ bằng một loại súng mới nhẹ hơn và chính xác hơn. Một thiết kế mới gọi là G11 do Hecler und Koch triển khai cùng với công ty Dynamit Nobel nghiên cứu về thuốc phóng mới và đạn.

Những ý tưởng cơ bản của G11 là: dùng một hệ thống trống quay 90 độ độc đáo để nạp đạn tự động. Băng đạn dài được nạp vào khe hẹp song song nằm phía trên nòng súng để tiết kiệm không gian. Sau mỗi phát bắn, viên đầu tiên trong băng được nạp vào trống quay và quay 90 độ thẳng vào hướng nòng súng, sau khi khai hoả, trống sẽ quay tiếp 90 độ để sẵn sàng nạp viên đạn mới. Khi chẳng may viên đạn bị hỏng không  nổ, nó sẽ bị viên đạn mới đẩy ra ngoài khi nạp đạn. Không phải can thiệp bằng tay.



Một ý tưởng khác là toàn bộ nòng súng, trống quay, bộ nạp đạn, băng đạn được gắn cùng nhau sẽ di chuyển tịnh tiến lùi và trở lại vị trí cũ khi bắn. Nhờ quán tính của một khối nặng như vậy tốc độ bắn của G11 rất thấp, khoảng 600 v/ph, thuộc hàng thấp nhất trong loại súng trường. Tuy vậy ở chế độ bắn loạt 3 viên mức độ sẵn sàng bắn lại chỉ phụ thuộc vào trống quay. Nó đạt đến 60ms so với 130ms 2 viên ở súng tự động thông thường. Điều đó loại trừ rất nhiều khả năng rung giật làm cho các viên đạn trong loạt bắn rất chụm (xem ảnh dưới).



Đạn không vỏ được ép (hay đổ chảy) thành khối cùng đầu đạn và được phủ một lớp chống cháy, đây là một bí quyết công nghệ vì khi bắn nhiều súng khá nóng viên đạn không có vỏ cách ly có thể bị nổ sớm gây tai nạn.

Cuối những năm 80, quân đội Đức bắt đầu thử nghiệm thực tế G11, sau đó có những cải tiến nhỏ. Bản G11K2 được thử năm 1989, độ chính xác đạt được hơn G3 ít nhất 50%. Khoảng 1000 khẩu G11K2 đã được giao cho quân đội Đức năm 1990. Nhưng đáng tiếc sau đó dự án G11 đã bị đình chỉ.
Có nhiều luồng ý kiến giải thích cho điều này: có ý kiến cho rằng chính phủ Đức lúc đó có mối bận tâm lớn lao là thống nhất Đông-Tây Đức nên không chú trọng và bỏ rơi những dự án kiểu G11. Có ý kiến cho rằng chuẩn vũ khí NATO lúc đó đang được triển khai, là một đầu tàu Đức phải thực thi chuẩn này. Cũng có ý kiến cho là một khẩu súng với đạn không vỏ như thế là không thích hợp về mặt kỹ thuật để trang bị đại trà cho bộ binh trên chiến trường.

Dù gì đi nữa thì G11 cũng để lại bài học về tinh thần, ý tưởng sáng tạo của người Đức.


ảnh: cấu tạo của đạn không vỏ, khối màu vàng tươi là ngòi nổ như đạn thường,
khối hình trụ ở đáy viên đạn có thể là liều thuốc cháy nhanh có tác dụng đẩy đầu
đạn vọt lên trước khi khối thuốc chính cháy




ảnh: mẫu đạn đầu tiên 4.3mm do Dynamit Nobel chế tạo



ảnh: mẫu đạn 4.7mm dùng cho G11 phiên bản 6



ảnh: mẫu đạn HITP-High Ignition Temperature Propellant,
nhiệt độ bắt lửa cao




ảnh: trái tim của G11, khoá nòng dạnh hình trụ quay có khoang nạp đạn



ảnh: mẫu súng G11K2 cỡ 4.73mm và băng đạn dài



ảnh: G11 gắn ống ngắm



ảnh: G11 phiên bản 11, 12 1979-1980



ảnh: G11 phiên bản thứ 13 1981



ảnh: G11 phiên bản 14 1982



ảnh: so sánh số lượng đạn người lính mang được



ảnh: Eugene Stoner, nhà thiết kế M16 đang bắn thử G11 trong chương
trình Advanced Combat Rifle-ARC, thử nghiệm kỹ thuật khẩu G11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

kienthucquansuvietnam@gmail.com