Trang

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

RPK & RPK-74

 RPK được thiết kế như một súng đa năng của tiểu đội, bao gồm ba chức năng là súng trường tầm xa, súng trường tđộng và súng máy tiểu đội (trung liên, LMG). Nhưng, khi thay thế súng máy tiểu đội (LMG, Trung Liên) RPD bằng RPK có nhiều dư luận phản đối dó chức năng súng máy của RPK còn hạn chế. Như các súng máy nhẹ khác, súng RPK nhanh nóng nòng.

 Súng máy Kalashnikov RPK với HTĐ 75 viên tròn (đĩa) .

RPK với HTĐ 40 viên.

 
                              RPK báng gấp.

                      Mẫu RPKM mới.

Nhược diểm trên chỉ được khắc phục khi sử dụng thế hệ đạn mới, các AK-74 và RPK-74 dùng đạn 5,45x39mm. Đạn này cho sơ tốc cao hơn, súng gọn hơn. Đạn có sức sát thương nhỏ hơn đạn cũ, nhưng sức sát thương được cải thiện nhờ cấu tạo đầu đạn tiên tiến và độ chính xác cao.
Nhược điểm vẫn còn tồn tại là băng hộp, không cho phép lắp liên tục 200-300 viên hay hơn nữa khi sử dụng như một súng máy, nhất là khi làm hỏa lực yểm trợ-bắn áp chế cho tiểu đội xung phong.
Súng dùng máy AK, cơ cấu trích khí xung.
Bán kính ngắm 555mm, sơ tốc cao... quá tốt cho một súng trường tầm xa.
RPK-74M có khe lắp kính ngắm, các bộ phận được thay bằng nhựa đen.

Cỡ đạn 5,45x39 mm
khối lượng 4,7 kg rỗng
dài cả súng 1060 mm
chiều dài nòng 590 mm, bằng RPK 7,62mm, dài hơn AK (cả AK-47 và 74 đều có chiều dài 415mm)
Băng đĩa 75 viên, băng dài 45 viên, chung băng với AK
Tốc độ bắn 600 phát/phút
Sơ tốc: 960 m/s, sơ với RPK-7,62mm là 745m/s, AK 7,62mm thường là  710 m/s (2,329 ft/s), AK-74 là 900 m/s (~2952 f/s). Sơ tốc này là ưu thế nổi trội của đạn mới.
Có mẫu 5,56x45 RPK-201 dùng đạn NATO.

TQ đâm sau lưng LX khi chưa chuyển giao xong công nghệ AKM. Vì vậy, TQ mãi đến thời đánh nhau với Việt Nam những năm 1980 chưa có khái niệm súng máy tiểu đội. TQ lúc đó vẫn sản xuất và trang bị súng lái giữa đại liên và trung liên cho tiểu và trung đội dùng chung, súng đại liên cho đại đội. Type 67 machine gun, Type 88 general purpose machine gun (Chinese designation QJY 88)  là những súng như vậy. Sau khi giao chiến với Việt Nam, TQ thảm bại, Đặng Tiểu Bình nhân cơ hội đó thực hiện 4 hiện đại hóa, trong đó có chương trình type 81, gồm AK và súng giống như RPK. Nhưng Type 81 không tồn tại lâu, sau đó TQ sử dụng thiết kế lai căng FAMAS khóa nòng TQ: Type 95 light machine gun (Chinese designation QBB-97) . Type 81 và Type 95 là những súng máy tiểu đội của TQ.


Kiểu cơ bản 1974, băng đạn và phụ kiện bằng nhựa đỏ.

 
Kiểu nay vẫn đang sản xuất, băng đạn và báng, ốp lót nhựa đen.





Kiểu RPK-74M, báng xếp và ray bên sườn để lắp kính ngắm.





                                              Xếp báng.

                            Trung liên K-81 của TQ

CKC (Самозарядный карабин Симонова)

Самозарядный карабин Симонова (СКС-45) hay gọi là CKC (xê-ka-xê), đúng ra phải là SKS.  Tầu gọi là 56式半自動步槍 (56 thức bán tự động bộ thương, súng trường bán tự động kiểu 56). Nam Tư là M59 hay M59/66, Anbania là súng 10/7. Chính ra tên tầu là 56 thức bộ kỵ thương (56式步騎槍, súng cạc bin kiểu 56) mới giống tên Nga. Tầu còn có tên 半自動卡賓槍 bán tự động tạp tân thương, súng trường bán tự động tầm xa.

Thật ra không phải SKS là cạc bin như tên Nga của nó. Nó là súng trường nhỏ so với các súng trường khác dùng đạn cỡ lớn hơn, nên có tên cạc bin (như các súng dùng đạn chung với Mosin). Nhưng so với các súng cùng cỡ đạn (như AK), SKS có nòng dài, sơ tốc lớn, thuộc nhóm súng trường chiến đấu.
Cỡ đạn: 7,62x39 mm
Cơ cấu: trích khí khó nòng nghiêng
dài: 1022 mm
dài nòng: 520 mm
nặng rỗng: 3,86kg
Sơ tốc: 735m/s

Thật ra, khẩu súng trường đầu tiên sản xuất lớn sử dụng đạn nhỏ phải là khẩu này.
Trên góc nhìn khác, Simônôv đi trước với khẩu AVS-36, nhưng khẩu này nhiều nhược điểm, nhường nhanh chỗ nho SVT, nhưng rồi SVT cũng thọ chả lâu, Simônôv giành thắng lợi hoàn toàn với CKC.
Nhưng cũng chả thọ được lâu, AK nhanh chóng cho cả thế giới biết súng trường phải thế nào.

CKC và AK cùng một đạn, đây là một cuộc cách mạng về súng trường, một cuộc cách mạng dũng cảm. CKC vẫn còn nhiều hơi hướng súng trường cổ-súng trường chiến đấu, sau được dùng như súng trường chiến đấu ở thời đại mới, ví như bắn tỉa.

Súng dùng rất rộng rãi trên đất ta, nơi mà chiến tranh cổ vẫn còn nhiều đất sống, ví như du kích rất hiếm đạn. Nhưng công bằng mà nói, thời của súng không lâu.

Nói một cách khác, súng CKC là súng trường chiến đấu cuối cùng, khẩu súng trường trung gian, súng trường chiến đấu dùng đạn súng trường tấn công.

Cuộc cách mạng về súng trường đã bắt đầu từ trong Thế chiến. CHo đến lúc đó, vũ khí chính của bộ binh vẫn là súng trường chiến đấu. Đây là loại súng trường hạng nặng, dùng đạn cỡ lớn như Mosin hay Mauser. Tầm sát thương tối đa tới 2000 mét. Cả bắn tự động và thủ công đền gặp vấn đề với tốc độ bắn.

Kinh nghiệm Thế chiến 2 cho thấy những chiến lược thiết kế súng trường cũ nay không phù hợp. Một là súng quá dài, quá nặng, giật quá mạnh. Khả năng sát thương 2000 mét không cần thiết vì rất ít có điều kiện thể hiện, những tầm bắn cần thiết xa nhất là 600-800mét. Đó là chưa kể, đạn quá mạnh đưa đến nhiều vấn đề về tốc độ bắn, cân nặng vũ khí bộ binh phải đem, dẫn đến suy giảm hỏa lực bộ binh. Từ những điểm đó, người ta muốn chế tạo khẩu súng trường bắn cỡ đạn trung bình thôi, chỉ cần tầm bắn hiệu quả đạt 500-800 mét. Đạn nhẹ cho phép mang được nhiều đạn, bắn nhanh.
Ý tưởng đó đến cả hai bên Liên Xô và Đức. Ở Đức, ý tưởng đó thể hiện ở những xu hướng phát triển súng cạc bin liên thanh (MaschinenKarabiner). Sau này, người Đức chế tạo một loại đạn mới, dùng cho súng ngắn bắn nhanh, mạnh hơn đạn súng ngắn thường, như là súng bão (STG-44, STG-45), các ý tưởng đó thu bé súng trường hay phóng to súng ngắn bắn nhanh để đạt đến súng trường tấn công. Nhưng Đức không kịp thực hiện điều đó.

Đối lập với Đức, Liên Xô phát triển đạn M43 (trước khi Đức có STG-44) và phát triển nhiều vũ khí bộ binh xung quanh đạn đó. Bao gồm 4 loại chính: súng trường bắn thủ công (không có mẫu thử), súng trường tự động (Simonov SKS), súng chọn chế độ bắn (sau trở thành súng trường tấn công như Kalashnikov AK-47), súng đa năng súng trường chiến đấu-trung liên-súng trường tấn công sau này thành Degtyarov RPD.
SKS Simonov Self-loading Carbine được thiết kế bởi nhà chế súng đã thiết kế súng trường chống tăng PTRS và AVS-36. Một số súng đã được thử nghiệm thực tế ngoài chiến trường 1945. Sau đó, súng và đạn tiếp tục được thay đổi, năm 1949, súng được chấp nhận trang bị. SÚng được dùng rất nhiều hồi đầu chiến tranh lạnh, sau đó, AK rồi AKM phổ biến nên súng ít đi. SÚng vẫn còn được dùng ở một số đơn vị Nga đến 199x, sau đó chủ yếu được bán ra nước ngoài hay cho quân đội bán chuyên nghiệp như vệ sỹ.
License được cấp cho nhièu nước, như Tầu, Đức, Nam Tư, ANbania...Có một số thay đổi, như SKS tầu dùng lê ba cạnh. Nam Tư hay có mũ phóng lựu, kính ngắm phóng lựu và giảm áp khí.
Súng rẻ "kinh người", thậm chí còn rẻ nữa khi cắt giá đi, như bỏ lê. Vì vậy nên chợ đen vũ khí "nổi loạn" đầy ắp súng này. Chợ súng chơi dân sự (săn, hộ thân, chơi...) cũng không kém nhộm nhịp, đạn và súng đều rẻ, cũng như AK, rất nhiều hãng làm rất nhiều phụ tùng như báng, ngắm, đèn, băng đạn lớn...

SKS là súng trích khí, dùng kẹp đạn trong 10 viên (cổ lỗ), tự động nạp đạn. Piston quãng đường ngắn và lò xo đẩy về. Khóa nòng nghiêng, sau này có băng đạn rời.

Nhìn chung, SKS (CKC) là khẩu súng trường quá tốt, có điều thời của nó quá ngắn. Súng AK-47 nhanh chóng trở thành vũ khí chính. CÒn để bắn tỉa thì không lại với SVT.

SKS kiểu Nga




Kiểu Tầu


Kiểu Nam Tư, ống phóng lựu và kính ngắm phóng lựu.


Nạp đạn


http://yooperj.com/SKS.htm
http://www.murraysguns.com/download/batfe.pdf
http://www.hk94.com/sks-rifle.php

DP (Ручной пулемет)

DP (Ручной пулемет, súng máy cầm tay) là trung liên.
DP được Degtyarev thiết kế sau cách mạng tháng 10, đây là một trong những súng đầu tiên Hồng Quân tự thiết kế. Súng DP được chấp nhận năm 1927. Trước khi Thế chiến 2 kết thúc, đã có 795 ngàn khẩu được chế tạo, một con số khổng lồ với súng máy. Sau Thế chiến 2, súng được hoàn thiện với tên RP-46, được dùng như đại liên và trung liên ở các đơn vị tiền tiêu đến khi được thay thế bởi đại liên PK vào những năm 1960. Súng được xuất khẩu sang nhiều nước, tên tầu là kiểu 58, 58式7.62毫米连用机枪, 58 thức 7,62 hào mễ liên dụng cơ thương, súng máy 7,62mm dùng lẫn lộn kiểu 56.

Với học thuyết quân sự mới sau đó, Liên Xô tách ra súng máy cộng đồng và súng máy cá nhân, sản xuất nhiều đại liên PK đưa xuống các trung đội, song song với đó là sản xuất các súng máy tiểu đội như RPD và RPK. Sau này, RPK thay thế RPD, nhưng việc này gây nhiều dư luận phản đối. RPK giống nhiều súng trường tầm xa hơn là một súng máy, nó không thể bắn nhịp độ cao lâu được như RPD.

Tên súng DP và DPM, RP-46 
cỡ đạn:  7.62x54mm R  7.62x54mm R 
nặng:  8,4 kg rỗng; 11,3 kg có đạn 46 viên;  13rỗng; 21,3 kg đạn trong băng 
dài:  1266 mm  1272 mm 
chiều dài nòng:  605mm  605 mm 
Băng đạn băng đĩa hướng tâm 46 viên; băng đạn 200-250 viên-cũng dùng được đĩa.
Tốc độ bắn 600 phát/phút
sơ tốc 840 m/s

Một số súng được dùng như súng máy phòng không hoặc trên xe, tên như DT, DTM hay DA. Chúng thường có nòng nặng hơn, khác biệt về báng hay giá, băng đạn nhưng không khác nhiều với anh em "bộ binh".
DP là súng được thiết kế mang đặc phong cách Degtyarev. Súng dùng trích khí, ống piston dài dưới nòng có điều chỉnh lưu lượng khí qua đó điều chỉnh tốc độ bắn khi bảo dưỡng.
Súng có khóa nòng đặc trựng như RPD, khi lò xo đẩy về đẩy kim hỏa lên đến vị trí đóng khóa nòng, chiều dầy cả kim hỏa đẩu hai ngạnh khóa nòng chống ra hai bêb, vào thành vỏ súng, thực hiện khóa nòng và tiếp theo là nổ đạn. Sau đó, kim hỏa lại lùi về, kéo hai ngạnh khóa nòng về bệ khóa nòng rồi khóa nòng lùi lại. Súng dễ tháo nòng và thay thế nòng. Lò xo đẩy về nằm dưới nòng, dọc theo cán piston.
Một trở ngại khi thiết kế là quá nhiệt lò so này. Một trở ngại nữa là đĩa. Đạn có gờ móc không thuận tiện để kéo, nên Degtyarev dùng băng đĩa mỏng. Nhưng băng này vừa nặng vừa không an toàn, cũng không hiểu sao ông không chọn phương án băng trên cao như trung liên Anh đã dùng.

Kinh nghiệm chiến đấu được áp dụng để thiết kế lại DPM. Cải tiến quan trọng là thay đổi phần sau khóa nòng, đẩy về để chưa phần đệm. Băng đạn thay cho băng cổ nhưng không hiểu vì sao mãi đến năm 1946 mới được áp dụng. Bản 1946 (RP-46) được trang bị rộng rãi sau đó. Một số cải tiến quan trọng của RP-46 là nòng to và dễ thay thế, dễ điều chỉnh gas tăng tốc độ bắn, đệm lùi... để dễ dàng tăng tốc độ bắn thực tế nhưng lại dùng lại được phần lớn thiết kế cũ. Súng được thiết kế trong cuộc đua với các súng máy khác xuất hiện trên chiến trường, RP-46 đảm nhiệm vai trò súng của tiểu và trung đội, giữa trung và đại liên ngày nay.

DP-27


DPM


RP-46


Khóa nòng

RPD

Ручной пулемет Дегтярева (РПД) trung liên năm 1944 .
Cỡ đạn 7,62x39 mm
nặng rỗng 7,4 kg
dài 1037 mm
dài nòng 520 mm
Tốc độ bắn 650 phát/phút
Tốc độ đầu nòng 735m/s

http://world.guns.ru/machine/mg14-e.htm
http://world.guns.ru/machine/mg34-e.htm
http://baike.baidu.com/view/416784.html

Đây là loại súng đầu tiên được thiết kế dùng đạn mới, 7,62x39mm Nga, đạn sẽ được dùng cho CKC và AK. Súng được thiết kế thay thế vai trò của trung liên, hỏa lực của tiểu đội bộ binh. Súng được trang bị rộng cùng và sau chút thời của CKC-từ những năm thập niên 1950 dang 1960, rồi được thay thế bởi RPK. Việc thay RPD bởi RPK có nhiều dư luận đánh giá là không tốt. RPK mạnh hơn, nhưng không thật sự đủ năng lực làm một súng trung liên. Súng được Trung Quốc sản xuất lớn với tên Type 56 LMG, súng trung liên kiểu 56, 56式轻机枪, 56 thức khinh cơ thương. Vì Trung Quốc không được chuyển giao RPK cho đến khi họ tự phát triển được kiểu gần giống năm 1981 nên RPD là trung liên chủ lực của họ trong 30 năm đó.
RPD có cấu tạo giống như trung liên Degtyarov, một bước tiến tiếp theo của DP-1927 LMG. Súng có piston hành trình dài đi qua lỗi điều tiết khí nằm dưới nòng. Kiểu khóa nòng bằng ngạnh xòe ra hai bên, chống vào hai thành vỏ máy súng để khóa nòng. Súng chạy bằng băng, nhưng băng có thể cuốn trong cối băng kiểu trống, có chỗ lắp cối dưới súng. Không như các súng máy khác của Degtyarov , đẩy về lắp trong. Nòng rất nặng không thay dễ dàng ngoài dã chiến nhưng súng vấn bắn tốt ở tầm 800 mét.. Súng có hai càng dưới nòng và dây đeo, dây đeo để bắn khi đeo vai.

RPD Liên Xô


Type-56


Băng

SÚNG TRƯỜNG BẮN TỈA SV-98/ снайперская винтовка СВ-98.


Khẩu súng bắn tỉa  SV-98/ СВ-98(снайперская винтовка) được phòng thiết kế nhà máy chế tạo máy thành phố IZEV phát triển -  ИЖМАШ( Ижевский Машинoстроенны завод).  SV-98 được cải tiến trên cơ sở khẩu súng thể thao cỡ nòng 7,62mm " Record-cism" ( Tương tự cách làm của nhà thiết kế súng trường bắn tỉa Blaser R93 Tactical). Thân súng và báng súng sử dụng chất liệu gỗ, ở phần báng súng có ốp tì má có thể điều chỉnh. Phía trước thân súng có gắn càng súng, có thể gập lại hoặc tháo dời.

Súng trường bắn tỉa SV-98 được trang bị cho các phân đội làm nhiệm vụ đặc biệt. Trong chiến dịch triệt phá quân phiến lọan Chesnya, các phân đội thuộc các đơn vị sức mạnh LBN thường được trang bị VS-98.



Người ngồi giữa cầm SV-98 không lắp giảm thanh.


Máy súng SV-98 như ở nguyên mẫu súng thể thao " Record-cism" nhưng có điều chỉnh tăng khả năng khi bắn. Súng SV-98 bắn phát một và lên đạn cơ khí.

Kính ngắm quang học theo chuẩn được lắp cho SV-98 là kính DKS-07, bội số cố định là 7X.







Nòng súng được làm bằng máy công cụ đặc biệt (quay-ren), khớp nối được cheo bên trong buồng đạn. Miệng súng có tiện khắc ren tam giác để lắp ống giảm thanh.





Theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất công bố , ở cự li 300m độ chụm của đạn là 50mm, nếu theo chuẩn của Mỹ sẽ là 0,6-0,7MOA ( 0,6-0,7 góc phút,  1 góc phút tương đương 76-78mm ở cự li 300m.).

Tầm bắn hiệu quả của SV-98 là 800m.



Thông số kỹ thuật:


-Cỡ nòng : 7,62mm x 54R.
-Trọng lượng súng : 6,2kg (không hộp tiếp đạn, không kính ngắm).
-Chiều dài súng : 1270mm(không lắp giảm thanh), 1445mm (lắp giảm thanh).
-Hộp tiếp đạn 10 v.
-Chiều dài nòng súng : 650mm.
-Tốc độ bắn : 10v/phút.
-Sơ tốc nòng : 820m/s.




















Heckler und Koch G11, đạn không vỏ (Germany)


Cỡ nòng/đạn: 4.7 mm không vỏ
Hoạt động: Gas, khoá nòng xoay
Chiều dài tổng: 750 mm
Chiều dài nòng: 540 mm
Khối lượng: 3.6kg rỗng; 4.3kg nạp 2 băng
Băng đạn: 50 viên hay 45 viên






Nói đến đạn không vỏ có lẽ phải kể đến những khẩu thần công dùng đạn bi và thuốc nổ đen nhồi trực tiếp vào nòng, châm lửa bằng bùi nhùi. G11 lần đầu tiên đưa khái niệm đạn không vỏ vào súng trường bộ binh. Để làm được điều đó phải giải quyết rất nhiều vấn đề một cách sáng tạo về cấu tạo súng cũng như thuốc phóng. Dù dự án G11 đã bị ngưng nhưng có thể nói nó tập trung rất nhiều tinh thần và trí tuệ Đức.

Chương trình phát triển G11 bắt đầu từ khá sớm, cuối những năm 1960 khi CQ Tây Đức đi đến quyết định thay thế khẩu G3 đã cũ bằng một loại súng mới nhẹ hơn và chính xác hơn. Một thiết kế mới gọi là G11 do Hecler und Koch triển khai cùng với công ty Dynamit Nobel nghiên cứu về thuốc phóng mới và đạn.

Những ý tưởng cơ bản của G11 là: dùng một hệ thống trống quay 90 độ độc đáo để nạp đạn tự động. Băng đạn dài được nạp vào khe hẹp song song nằm phía trên nòng súng để tiết kiệm không gian. Sau mỗi phát bắn, viên đầu tiên trong băng được nạp vào trống quay và quay 90 độ thẳng vào hướng nòng súng, sau khi khai hoả, trống sẽ quay tiếp 90 độ để sẵn sàng nạp viên đạn mới. Khi chẳng may viên đạn bị hỏng không  nổ, nó sẽ bị viên đạn mới đẩy ra ngoài khi nạp đạn. Không phải can thiệp bằng tay.



Một ý tưởng khác là toàn bộ nòng súng, trống quay, bộ nạp đạn, băng đạn được gắn cùng nhau sẽ di chuyển tịnh tiến lùi và trở lại vị trí cũ khi bắn. Nhờ quán tính của một khối nặng như vậy tốc độ bắn của G11 rất thấp, khoảng 600 v/ph, thuộc hàng thấp nhất trong loại súng trường. Tuy vậy ở chế độ bắn loạt 3 viên mức độ sẵn sàng bắn lại chỉ phụ thuộc vào trống quay. Nó đạt đến 60ms so với 130ms 2 viên ở súng tự động thông thường. Điều đó loại trừ rất nhiều khả năng rung giật làm cho các viên đạn trong loạt bắn rất chụm (xem ảnh dưới).



Đạn không vỏ được ép (hay đổ chảy) thành khối cùng đầu đạn và được phủ một lớp chống cháy, đây là một bí quyết công nghệ vì khi bắn nhiều súng khá nóng viên đạn không có vỏ cách ly có thể bị nổ sớm gây tai nạn.

Cuối những năm 80, quân đội Đức bắt đầu thử nghiệm thực tế G11, sau đó có những cải tiến nhỏ. Bản G11K2 được thử năm 1989, độ chính xác đạt được hơn G3 ít nhất 50%. Khoảng 1000 khẩu G11K2 đã được giao cho quân đội Đức năm 1990. Nhưng đáng tiếc sau đó dự án G11 đã bị đình chỉ.
Có nhiều luồng ý kiến giải thích cho điều này: có ý kiến cho rằng chính phủ Đức lúc đó có mối bận tâm lớn lao là thống nhất Đông-Tây Đức nên không chú trọng và bỏ rơi những dự án kiểu G11. Có ý kiến cho rằng chuẩn vũ khí NATO lúc đó đang được triển khai, là một đầu tàu Đức phải thực thi chuẩn này. Cũng có ý kiến cho là một khẩu súng với đạn không vỏ như thế là không thích hợp về mặt kỹ thuật để trang bị đại trà cho bộ binh trên chiến trường.

Dù gì đi nữa thì G11 cũng để lại bài học về tinh thần, ý tưởng sáng tạo của người Đức.


ảnh: cấu tạo của đạn không vỏ, khối màu vàng tươi là ngòi nổ như đạn thường,
khối hình trụ ở đáy viên đạn có thể là liều thuốc cháy nhanh có tác dụng đẩy đầu
đạn vọt lên trước khi khối thuốc chính cháy




ảnh: mẫu đạn đầu tiên 4.3mm do Dynamit Nobel chế tạo



ảnh: mẫu đạn 4.7mm dùng cho G11 phiên bản 6



ảnh: mẫu đạn HITP-High Ignition Temperature Propellant,
nhiệt độ bắt lửa cao




ảnh: trái tim của G11, khoá nòng dạnh hình trụ quay có khoang nạp đạn



ảnh: mẫu súng G11K2 cỡ 4.73mm và băng đạn dài



ảnh: G11 gắn ống ngắm



ảnh: G11 phiên bản 11, 12 1979-1980



ảnh: G11 phiên bản thứ 13 1981



ảnh: G11 phiên bản 14 1982



ảnh: so sánh số lượng đạn người lính mang được



ảnh: Eugene Stoner, nhà thiết kế M16 đang bắn thử G11 trong chương
trình Advanced Combat Rifle-ARC, thử nghiệm kỹ thuật khẩu G11