Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

GIÁP PHẢN ỨNG NỔ.(P2)

4/ Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "Kontakt-5":

Phức hợp phản ứng nổ "Kontakt-5" bảo vệ các loại xe bọc thép hộ vệ tăng BMPT và  các loại xe tăng trước các loại đạn chống tăng chủng xuyên lõm, đạn chống tăng xuyên động năng.

Mặt vỏ giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" được chế tạo từ tấm thép dày , chịu cường độ lực  cao. Khi vỏ giáp bị tác động bởi đạn xuyên động năng sẽ sinh ra luồng mảnh cao tốc làm nổ vật liệu phản ứng nổ. Tác dụng di chuyển của mặt vỏ giáp và mặt ngăn chứa vật liệu phản ứng nổ đủ để làm giảm tính năng xuyên giáp của chủng đạn xuyên động năng hoặc chủng đạn có luồng xuyên lõm.







Đạn xuyên động năng là loại đạn dùng lõi thép đặc biệt , đầu nhọn, xuyên giáp bằng động năng của viên đạn với vận tốc siêu âm. Lõi thép có đường kính nhỏ hơn đường kính quả đạn, vật liệu chế tạo thường là Vonfam hoặc Uran nghèo. Khi phá vỏ bọc ngoài (quả đạn) lõi thép cân bằng trong quĩ đạo bởi cánh đuôi (không phải tất cả các loại đều có cánh đuôi). Người Đức trang bị cho quân đội của mình loại đạn này năm 1941. Đây là phát minh không phải do người Đức nghĩ ra mà là của người Mỹ. Loại đạn bọc lõi thép có đầu nhọn dùng phá hủy các khối betong đúc liền khối, các chiến lũy, các pháo đài được người Mỹ phát minh năm 1884. Người Nga phát triển loại đạn này sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc.Đạn xuyên động năng chủ yếu được phát triển trang bị cho pháo chính trên xe tăng. T-62 là lớp tăng hạng trung đầu tiên của Liên Xô được trang bị loại đạn xuyên động năng này dùng cho pháo chính cỡ đạn 115mm. Đạn xuyên động năng còn được biết đến dưới 1 tên khác là "Đạn xuyên thép-thanh xuyên dưới cỡ"





Đạn chủng xuyên lõm.



Đạn chủng xuyên động năng.


Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "Kontakt-5" được LX tiếp nhận trang bị giữa thập niên 80 của thế kỷ trước. "Kontakt-5" được trang bị cho các dòng tăng : T-72B, T-80U, T-80UD và sau này là T-90.

Chúng ta hãy xem phức hợp phản ứng nổ "Kontakt-5" trang bị trên T-72B và T-90.




Hình trên: Sơ đồ bố trí "Kontakt-5" trên tháp pháo.
Hình dưới : Sơ đồ bố trí "Kontakt-5" trên tháp pháo và trên đầu mũi xe
.


Trên tháp xe T-90 cài đặt 7 bloc "Kontakt-5" và trên tháp pháo T-72B cài đặt 8 bloc. Các nhóm bao phủ gần 50% phía trước tháp pháo chiếu hướng góc bắn 0°. Trong mỗi bloc có 6 ngăn chứa vật liệu phản ứng nổ 4S22 xếp thành 2 hàng. Trước mũi xe cài đặt 12bloc , mỗi bloc có từ 2-4-6 ngăn chứa vật liệu nổ 4S22 xếp thành 2 lớp.







Trọng lượng của phức hợp phản ứng nổ "Kontakt-5" trang bị trên tăng T-90 khoảng 1500kg trong đó vật liệu phản ứng nổ 4S22 khoảng gần 500kg.

-Trọng lượng vật liệu phản ứng nổ 4S22 trong mỗi giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" : 1,37kg.
-Kích cỡ vật liệu phản ứng nổ 4S22: 251,9mm x 131,9mm x 13mm.
-Khu vực bảo vệ trên T-72B/90 được chia làm 26bloc.
-Số lượng giáp phản ứng nổ : 360 "Kontakt-5".
-Cụ thể từng nhóm:
  -Tháp pháo : 7/8 bloc.
  -Đầu xe : 12 bloc.
  -Sườn xe : 6 bloc.
Diện tích "Kontakt-5" bao phủ trên xe theo góc hướng:
-Ở tháp pháo theo góc hướng 0° bao phủ >55%;
-Ở thân xe theo góc hướng ±20°bao phủ >45%;
-Ở tháp pháo theo góc hướng ±35°bao phủ >45%.

Nếu theo cách  bố trí giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" như trên thì giúp bảo vệ xe tránh khỏi đạn chủng xuyên lõm tăng 1,9-2 lần còn đạn xuyên động năng là 1,2 lần. Tuy nhiên cách bố trí này đến nay đã thay đổi nhiều, mục đích tối đa hóa hiệu quả đối với các chủng đạn chống tăng.










Giáp phản ứng nổ "Konhtakt-5" không bị phát nổ khi đạn 6,72mm, 12,7mm thậm trí là đạn 30mm bắt trúng. "Konhtakt-5" có sức đề kháng cao hơn "Kontakt-1" trước các loại bom đạn có chủng nổ phân mảnh.

 Nhưng giáp phản ứng nổ "Kontakt-5" sẽ bị vô hiệu hóa trước sức nóng của hỗn hợp cháy "Napalm".

 5/ Phức hợp giáp phản ứng nổ thế hệ 3 " Rekikt/Реликт".


Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "Relikt" sử dụng vật liệu phản ứng nổ  4S23 và sau này là 4S24. Việc chuyển đổi bố trí giáp phản ứng nổ từ dạng Bloc sang Modul làm tăng khả năng khai thác, dễ lắp đặt bảo dưỡng. Giáp phản ứng nổ "Relikt" bố trí dạng Modul cung cấp nhiều tính năng ưu việt, dễ thay thế khi các Modul bị hư hại, tăng khả năng hiện đại hóa sức mạnh phòng thủ cho lực lượng tăng thiết giáp.

Giáp phản ứng nổ "Relikt" được bố trí bảo vệ trước xe, trên tháp pháo và 2 bên sườn xe.





Nhằm khắc phục 1 số nhược điểm, hạn chế của vật liệu phản ứng nổ 4S22 sử dụng trong "Kontakt-5". Qua thực tế cọ xát trên chiến trường, vật liệu phản ứng nổ 4S22 sử dụng trong giáp phản ứng nổ thế hệ 2 "Kontakt-5" tỏ ra kém nhạy với đạn xuyên động năng và 1 số chủng đạn có luồng xuyên lõm.

Để khắc phục những nhược điểm trên, các nhà thiết kế đã đưa vật liệu phản ứng nổ 4S23 vào trang bị cho "Relikt" , ngoài ra còn tăng cường thêm những tấm văng phụ (Phi kim loại, có tài liệu nói rằng những tấm nót phụ này được sử dụng vật liệu sợi thủy tinh tổng hợp khi đạn xuyên động năng tác động vào mặt giáp, các tấm nót phi kim loại này "Văng" về phía trước chủ động tác động lên đầu đạn ).

Theo kết quả thử nghiệm, các nhà thiết kế "Relikt" đã thành công khi làm giảm tác dụng của đạn xuyên động năng từ 20-60% tùy thuộc vào chủng đạn và góc tiếp xúc giữa viên đạn và giáp.

Cần lưu ý rằng cả 3 thế hệ giáp phản ứng nổ của Nga là " Kontakt-1" , "Kontakt-5" và "Relikt" đều phản ứng kém trước đạn xuyên lõm bố trí trước sau như : 7VR ( đạn súng B41) , đạn PG-27, PG-28 , PG-30 v.v..


Trọng lượng của phức hợp "Relikt" bố trí trên xe tăng là 3t, gồm 27 Modul với số lượng giáp phản ứng nổ 394.

Cụ thể từng Modul được bố trí như sau : Trên tháp pháo 9 Modul, Mũi xe 12 Modul và 2 bên sườn xe 6 Modul.

-Ở mũi xe theo góc hướng 0° bao phủ >60%;
-Ở thân xe theo góc hướng ±20°bao phủ >45%;
-Ở tháp pháo theo góc hướng ±35°bao phủ >55%.

Trọng lượng vật liệu phản ứng nổ 4S23 trong giáp phản ứng nổ "Relikt" là 1,3kg, kích thước 250mm x 130,9mm x 10mm.


Mức độ bảo vệ xe khi được trang bị giáp phản ứng nổ "Relikt" đối với đạn chủng xuyên lõm tăng 2 lần và đạn xuyên động năng tăng 1,5 lần.

Theo các nhà thiết kế giáp phản ứng nổ "Relikt" cung cấp khả năng bảo vệ cho Tăng T-72B, T-80B, T-90M trước các loại đạn xuyên động năng như M829A2 và DM-53 cùng các loại đạn có tính năng tương tự. Giáp phản ứng nổ "Relikt" còn cung cấp  khả năng bảo vệ cho xe trước tên lửa chống tăng có điều khiển như TOW-2A và các loại tên lửa có cùng tính năng.

Giáp phản ứng nổ "Relikt" có dạng Bloc sử dụng vật liệu phản ứng nổ 4S24 chủ yếu được trang bị trên các xe dòng tăng T-90 , xe bọc thép BMP. Mỗi 1 Bloc có trọng lượng 37kg gồm nhiều ngăn chứa vật liệu phản ứng nổ giúp xe tăng khả năng sống sót tới 2 lần, rất tiện lợi khi lắp vào xe hoặc thay thế khi hỏng hóc. Bloc phản ứng nổ "Relikt" có kích thước 550mm x 270mm x 285mm , làm việc tốt ở nhiệt độ +-50oC, thời gian phục vụ 15 năm.




Giáp phản ứng nổ "Relikt" dạng Bloc sử dụng vật liệu nổ 4S24 dành cho xe bọc thép BMP.









CÁC ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA CÁC THẾ HỆ GIÁP PHẢN ỨNG NỔ TRANG BỊ TRÊN XE TĂNG VÀ XE BỌC THÉP CHIẾN ĐẤU.


Tên loại giáp phản ứng nổ : «kontakt-1/Контакт-1»
Thế hệ : 1
Nước /nhà sản xuất : CCCP/Viện nghiêm cứu thép.
Chủng bảo vệ : Chống đạn xuyên lõm.
Khả năng chống lại đạn xuyên lõm bố trí trước sau : Không.
Nguyên tắc hoạt động : Bị kích nổ khối thuốc phản ứng nổ 4S20 khi đạn chống tăng chủng xuyên lõm tác động lên mặt giáp.
Hiệu quả tác dụng : Làm giảm tính năng phá hủy của đạn xuyên lõm 50-80% (tùy góc tiếp súc).
Hiệu quả tác dụng với đạn xuyên động năng : Không.
Nguyên tắc bố trí : từng Container giêng.
Loại xe trang bị : T-64BV, T-72B ,  T-90


Tên loại giáp phản ứng nổ : «kontakt-5/Контакт-5»
Thế hệ : 2
Nước /nhà sản xuất : Nga/Viện nghiêm cứu thép.
Chủng bảo vệ : Tổng hợp
Khả năng chống lại đạn xuyên lõm bố trí trước sau : Không.
Nguyên tắc hoạt động : Bị kích nổ khối thuốc phản ứng nổ 4S22 khi đạn chống tăng tác động lên mặt giáp, mặt giáp dày chịu cường độ lực tác động lớn.
Hiệu quả tác dụng : Làm giảm tính năng phá hủy của đạn xuyên lõm 50-80% (tùy góc tiếp súc).
Hiệu quả tác dụng với đạn xuyên động năng : Giảm 20%
Nguyên tắc bố trí : từng Bloc.
Loại xe trang bị : T-72B ,  T-80U, T-80UD, T-90



Tên loại giáp phản ứng nổ : « «Rekikt/Реликт»»
Thế hệ : 3
Nước /nhà sản xuất : Nga/Viện nghiêm cứu thép.
Chủng bảo vệ : Tổng hợp
Khả năng chống lại đạn xuyên lõm bố trí trước sau : Không.
Nguyên tắc hoạt động : Bị kích nổ khối thuốc phản ứng nổ 4S24 khi đạn chống tăng tác động lên mặt giáp, được hỗ chợ thêm các tấm văng phụ phi kim loại.
Hiệu quả tác dụng : Làm giảm tính năng phá hủy của đạn xuyên lõm 90%
Hiệu quả tác dụng với đạn xuyên động năng : 50%
Nguyên tắc bố trí :  từng Modul
Loại xe trang bị : T-72B , T-72MB, T-90, T-90M.




Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "NoZH/Нож" do (БЦКТ Микротек Ukraina) phát triển. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm việc trên nguyên tắc : Định hướng nổ tác động nối tiếp lên đạn luồn xuyên lõm, đạn xuyên động năng và đạn xuyên lõm bố trí trước sau. Giáp phản ứng nổ " Nozh" làm giảm tác dụng phá hủy của đạn xuyên lõm , đạn xuyên động năng đến 90% và đạn xuyên lõm bố trí trước sau là gần 90%. Tuy nhiên trước đạn công phá  lõi hợp kim thép + Uran nghèo thì nó bị thất thủ.




Đạn lõi công phá M943(Mỹ) với lõi là hợp kim kết hợp với Uran nghèo.


TÁC ĐỘNG LỰC VÀ VẬT CẢN CUỐI CÙNG.




Giữa thập niên 80, xe tăng Liên Xô được trang bị 1 loại giáp phản ứng nổ khiến cho Phương Tây hết sức bối rối. Toàn bộ các loại vũ khí chống tăng của Phương Tây trở lên vô dụng trước giáp phản ứng nổ thế hệ mới của Liên Xô.

Lãnh đạo đề án nghiêm cứu phát triển giáp phản ứng nổ là Alexandrovich Dmitry Rototaev, cựu sinh viên trường kỹ thuật tổng hợp mang tên "Bauman" .

Rototaev buộc giáp phản ứng nổ tác động lên quả đạn trước khi chúng làm hại vỏ giáp. Nhưng ý tưởng này không được giới lãnh đạo Bộ Quốc Phòng và ngành công nghiệp Quốc Phòng đồng thuận, đã có lệnh cấm nghiêm cứu về  đề tài  này.

Đầu năm 1980 Rototaev dẫn đầu nhóm “Tư duy đồng thuận” bí mật thực hiện và hoàn thành phát minh “Giáp phản ứng nổ” trang bị bảo vệ trên xe tăng và xe bọc thép chiến đấu . Lãnh đạo Viên nghiêm cứu “Thép” từ lâu đã nhìn nhận và đánh giá đúng vấn đề, công trình của nhón Rototaev được Viện nghiệm thu ngay sau khi thử  nghiệm thành công tại bãi thử thành phố Kubinka(Cách Moscow 60km về hướng tây nam).

Do đánh giá sai lầm về giáp phản ứng nổ của giới lãnh đạo Bộ Quốc phòng Liên Xô thời đó  mà hàng trăm xe tăng Liên Xô đã bị bắn cháy dễ dàng trong cuộc chiến tranh giữa Israel-Leban (1982).

Trước việc Israel trang bị cho xe tăng của mình giáp phản ứng nổ, hồi chuông cảnh tỉnh đã được gióng lên . Rototaev và nhóm của mình được nhìn nhận và đánh giá đúng sau 1 thời gian dài chờ đợi.

Liên Xô hối hả cho sản xuất hàng loạt giáp phản ứng nổ thế hệ 1 lấy tên “kontak-1” và chỉ nửa năm sau(1985) giáp phản ứng nổ “Kontakt-1” đã được trang bị cho các đơn vị xe tăng Liên Xô.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:

kienthucquansuvietnam@gmail.com