1/Lịch sử ra đời:
Ngay
trong chiến tranh thế giới lần 2 đã ghi nhận rằng, xe tăng sẽ được bảo
vệ tốt nếu treo bên ngoài xe tăng những vật liệu nổ . Mặc dù phát hiện
này được coi là đáng tin cậy nhưng thực tế không được áp dụng.Bởi vì
một số trường hợp thay vì thuốc nổ treo bên ngoài vỏ tăng nhằm kích nổ
quả đạn, vô hiệu hóa nó thì lại làm hại vỏ tăng. Tuy nhiên chủ đề này
không bị đóng lại mà âm thầm phát triển. Mẫu giáp phản ứng nổ đầu tiên
được sản xuất tại Liên Xô vào đầu những năm 50 của thế kỷ trước. Đây là
công trình của Viện nghiêm cứu Thép, đứng đầu là viện sỹ Богдан Войцеховский(Ông
được tặng thưởng huân chương Lê nin năm 1965). Mãi cho tới năm 1960 mẫu
giáp phản ứng nổ tương tự của Nga, do Viện nghiêm cứu kỹ thuật Manfred
Held — Thuộc tổ hợp MBB-Schrobenhausen Liên Bang Đức mới được phát
triển. Không hiểu vì lý do gì đó, mà Liên Xô lại dừng không nghiêm cứu
và sản xuất giáp phản ứng nổ cho mãi tới tận giữa năm 1980.
Các
dòng giáp phản ứng nổ đầu tiên được Israel sản xuất trên kinh nghiệm của
Đức , trang bị cho các dòng tăng của Israel trong cuộc chiến tranh
Israel-Liban 1982.
2/ Các thế hệ giáp phản ứng nổ:
a/ Thế hệ thứ nhất:
Thế
hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên của Nga có "Kontakt-1/Контакт-1" và của
Israel có "Bleyzer" giúp bảo vệ xe tăng, chống lại các loại đạn chống
tăng chủng xuyên lõm.
Kontakt-1
B/ Thế hệ thứ hai:
Thế
hệ giáp phản ứng nổ thế hệ hai xuất hiện vào đầu những năm 1980. Cung
cấp khả năng chống lại đạn xuyên khí động lực (кинетических боеприпасов)
với sức công phá lớn vượt quá mức độ bảo vệ của bất kể loại giáp hỗn
hợp thụ động nào. Trong số giáp phản ứng nổ thế hệ 2 của Nga nổi tiếng
có Kontakt-5 sử dụng vật liệu nổ cực mạnh 4S22(Kontak-1 sử dụng 4S20).
Năm
1990 thử nghiệm của Khối NATO chỉ ra rằng, giáp phản ứng nổ Kontakt-5
của Liên Xô trang bị trên tăng T-72 là bất khả sâm phạm. Vào thời điểm
đó, đạn chống tăng của khối NATO đứng đầu là Mỹ có M-829 với lõi Uran
nghèo là mạnh nhất, nhưng nó lại bị vô hiệu hóa trước Kontakt-5.
Giáp phản ứng nổ thế hệ 2 được Liên Xô tiếp nhận trang bị giữa những năm 80.
Nga trang bị giáp phản ứng nổ thế hệ 2 " Kontakt-5" trên T-72B , T-80U và sau này trên T-90 v.v..
Xe tăng T-72 với giáp phản ứng nổ thế hệ 2 " Kontakt-5".
C/ Thế hệ ba:
Thế
hệ giáp phản ứng nổ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới thuộc thế hệ
3, chúng được trang bị trên các dòng xe tăng hiện đại dẫn đầu thế giới
như :như Type-99(TQ) , Leclerc (pháp), Type-90(Nhật), K1A1 Type-88(Hàn
quốc), Merkawa Mark4 , M1A2 Abram(Mỹ) và Nga là T-90M.
Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 của Ukraina có " NOZH/НОЖ" , Nga có "Relikt/Реликт"
trang bị trên T-90M sử dụng nguyên lý: Phản ứng lại với sự thay đổi cơ
học không khí bên ngoài bề mặt vỏ giáp (пневмо-механическому
реагированию наружней пластины контейнера ). Còn giáp phản ứng nổ thế hệ
3 của Mỹ được lắp trên M1A2 Abram sử dụng nguyên lý kích hoạt phản ứng
nổ điện tử.
Giáp phản ứng nổ thế hệ 3 "Relikt".
3/ Phức hợp phản ứng nổ(treo)- "Kontak-1"
Giáp phản ứng nổ
"kontakt-1" là thế hệ giáp phản ứng nổ đầu tiên sử dụng vật liệu phản
ứng nổ 4S20. vật liệu phản ứng nổ được đặt trong 2 ngăn, ở 2 góc độ khác
nhau nhằm tạo ra góc tương tác đạt hiệu quả tối đa với đạn chống tăng
chủng xuyên lõm.
1-Vỏ
ngoài , 2,3-Ngăn chứa vật liệu nổ , 4,5- Hai bề mặt ngoài ngăn chứa vật
liệu nổ tạo thành góc nhọn , 6,7- Bảo vệ mặt ngoài vỏ xe , 9-Miếng đàn
hồi , 8,10- Vỏ tường , 11-Miếng đệm.
Hiệu
quả tác động của giáp phản ứng nổ nói chung và "Kontakt-1" nói giêng
phụ thuộc vào góc tiếp súc với đầu quả đạn với luồng xuyêm lõm.
Ở
góc tiếp súc thông thường là 50-70o giáp phản ứng nổ đạt hiệu quả tối ưu
với luồng xuyên lõm. Ở góc tiếp súc 30-45o phản ứng tác dụng của giáp
trước luồng xuyên lõm thấp, giảm tới 60%. Càng ở góc tiếp súc với luồng
xuyên lõm thấp, hiệu quả chống luồng xuyên lõm của giáp phản ứng nổ càng
giảm.
Giáp phản ứng nổ "Kontakt-1" cung cấp khả năng bảo vệ
vỏ xe chống lại các loại vũ khí chống tăng với chủng đạn xuyêm lõm tăng
từ 10-20 lần.
Xe bọc thép hộ vệ tăng " Ramka-99"(ảnh trên) và T-72B(ảnh dưới) trước và sau khi bắn.
Cài
đặt phức hợp "Kontakt" được tiến hành bởi kíp lái mất khoảng 2h, số
lượng giáp phản ứng nổ "Kontak-1" được trang bị phụ thuộc vào từng dòng
xe. Vd : Tăng T-72S là 165 "Kontak-1" , T-72B là 227 "Kontak-1" , T-64BV
là 265 "Kontak-1". Trọng lượng phức hợp "Kontakt" được treo trên xe
tăng giao động từ 1200-1500kg.
Giáp phản ứng nổ "Kontak-1" có thời gian phục vụ rất lâu tới 10 năm.
Giáp phản ứng nổ "Kontak-1" được trang bị trên các dòng tăng chủ lực như:
T-64BV, T-64AV , T-72V, T-72AV , T-80BV, và tăng tầm trung T-55AMV, T-62MV.
Xin lưu ý rằng các mã hiệu xe tăng được nâng cấp trang bị giáp phản ứng nổ "Kontakt-1" thì có thêm chữ "V" ở sau, trừ T-72V là sery đầu của T-80UD và T-80U là không phụ thuộc ký hiệu này.
Tiếp theo:
Các mẫu của giáp phản ứng nổ "Kontakt-1", chúng chỉ khác nhau ở hình dạng bên ngoài.
Giáp
phản ứng nổ "Kontakt-1" có 3 loại hình mẫu khác nhau, nhưng chúng đều
giống nhau là được gắn 2 ngăn bên trong chứa vật liệu phản ứng nổ 4S20.
Nói
về giáp phản ứng nổ được gắn hai bên sườn xe bọc thép chiến đấu BMPT
(боевая машина поддержки танков ), hoặc đôi khi ở hai bên sườn xe tăng.
Chúng được may bằng vải bạt dày với các túi bên trong chứa vật liệu phản
ứng nổ liên kết với nhau bởi các dây kẹp.Để ngăn giáp phản ứng nổ va
quẹt với bánh xích, người ta hàn 1 khung giá sắt .
Các túi bạt
chứa giáp phản ứng nổ này gọi là Modul màn bảo vệ, các Modul bảo vệ
thường được lắp trên các xe bọc thép chiến đấu hộ vệ tăng BMPT.
Thông
thường các Modul bảo vệ được lắp hai bên sườn cho các dòng xe bọc
thép hộ vệ tăng BMPT trong các trận cận chiến , hoặc chiến đấu trong đô
thị. Bởi những trận đánh như vậy các phương tiện bọc thép(gồm cả xe
tăng) bị đe dọa bởi vũ khí chống tăng vác vai.
Thực tế chứng minh
trong cuộc chiến tranh Nga-Tresnya(Giai đoạn 94-96) nói chung và các
trận đánh tại Grozny thủ phủ nước cộng hòa Tresnya nói giêng. Xe tăng và
xe bọc thép chiến đấu của Nga được bảo vệ rất tốt trước vũ khí chống
tăng vác vai của phiến quân nếu được trang bị giáp phản ứng nổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
kienthucquansuvietnam@gmail.com