DP (Ручной пулемет, súng máy cầm tay) là trung liên.
DP được
Degtyarev thiết kế sau cách mạng tháng 10, đây là một trong những súng
đầu tiên Hồng Quân tự thiết kế. Súng DP được chấp nhận năm 1927. Trước
khi Thế chiến 2 kết thúc, đã có 795 ngàn khẩu được chế tạo, một con số
khổng lồ với súng máy. Sau Thế chiến 2, súng được hoàn thiện với tên
RP-46, được dùng như đại liên và trung liên ở các đơn vị tiền tiêu đến
khi được thay thế bởi đại liên PK vào những năm 1960. Súng được xuất
khẩu sang nhiều nước, tên tầu là kiểu 58, 58式7.62毫米连用机枪, 58 thức 7,62 hào mễ liên dụng cơ thương, súng máy 7,62mm dùng lẫn lộn kiểu 56.
Với
học thuyết quân sự mới sau đó, Liên Xô tách ra súng máy cộng đồng và
súng máy cá nhân, sản xuất nhiều đại liên PK đưa xuống các trung đội,
song song với đó là sản xuất các súng máy tiểu đội như RPD và RPK. Sau
này, RPK thay thế RPD, nhưng việc này gây nhiều dư luận phản đối. RPK
giống nhiều súng trường tầm xa hơn là một súng máy, nó không thể bắn
nhịp độ cao lâu được như RPD.
Tên súng DP và DPM, RP-46
cỡ đạn: 7.62x54mm R 7.62x54mm R
nặng: 8,4 kg rỗng; 11,3 kg có đạn 46 viên; 13rỗng; 21,3 kg đạn trong băng
dài: 1266 mm 1272 mm
chiều dài nòng: 605mm 605 mm
Băng đạn băng đĩa hướng tâm 46 viên; băng đạn 200-250 viên-cũng dùng được đĩa.
Tốc độ bắn 600 phát/phút
sơ tốc 840 m/s
Một
số súng được dùng như súng máy phòng không hoặc trên xe, tên như DT,
DTM hay DA. Chúng thường có nòng nặng hơn, khác biệt về báng hay giá,
băng đạn nhưng không khác nhiều với anh em "bộ binh".
DP là súng được
thiết kế mang đặc phong cách Degtyarev. Súng dùng trích khí, ống piston
dài dưới nòng có điều chỉnh lưu lượng khí qua đó điều chỉnh tốc độ bắn
khi bảo dưỡng.
Súng có khóa nòng đặc trựng như RPD, khi lò xo đẩy về
đẩy kim hỏa lên đến vị trí đóng khóa nòng, chiều dầy cả kim hỏa đẩu hai
ngạnh khóa nòng chống ra hai bêb, vào thành vỏ súng, thực hiện khóa
nòng và tiếp theo là nổ đạn. Sau đó, kim hỏa lại lùi về, kéo hai ngạnh
khóa nòng về bệ khóa nòng rồi khóa nòng lùi lại. Súng dễ tháo nòng và
thay thế nòng. Lò xo đẩy về nằm dưới nòng, dọc theo cán piston.
Một
trở ngại khi thiết kế là quá nhiệt lò so này. Một trở ngại nữa là đĩa.
Đạn có gờ móc không thuận tiện để kéo, nên Degtyarev dùng băng đĩa mỏng.
Nhưng băng này vừa nặng vừa không an toàn, cũng không hiểu sao ông
không chọn phương án băng trên cao như trung liên Anh đã dùng.
Kinh
nghiệm chiến đấu được áp dụng để thiết kế lại DPM. Cải tiến quan trọng
là thay đổi phần sau khóa nòng, đẩy về để chưa phần đệm. Băng đạn thay
cho băng cổ nhưng không hiểu vì sao mãi đến năm 1946 mới được áp dụng.
Bản 1946 (RP-46) được trang bị rộng rãi sau đó. Một số cải tiến quan
trọng của RP-46 là nòng to và dễ thay thế, dễ điều chỉnh gas tăng tốc độ
bắn, đệm lùi... để dễ dàng tăng tốc độ bắn thực tế nhưng lại dùng lại
được phần lớn thiết kế cũ. Súng được thiết kế trong cuộc đua với các
súng máy khác xuất hiện trên chiến trường, RP-46 đảm nhiệm vai trò súng
của tiểu và trung đội, giữa trung và đại liên ngày nay.
DP-27
DPM
RP-46
Khóa nòng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về:
kienthucquansuvietnam@gmail.com