Trang

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Súng phóng lựu GP-25(P2)

Súng phóng lựu GP-25 có những đặc điểm thuận lợi hơn trong quá trình sử dụng nếu so với súng M-203 lắp trên súng M-16 của Mỹ. Quy trình tháo và lắp súng trên súng AK đơn giản hơn rất nhiều, súng có tốc độ bắn cao hơn do đạn phóng lựu lắp từ đầu nòng súng và không có vỏ đạn. Trong phòng thủ, súng phóng lựu GP-25 và các thế hệ sau của nó có thể sử dụng như hỏa lực của súng cối. Với cấu tạo khá đơn giản và tin cậy, súng GP-25 thực sự là hỏa lực quan trọng của tổ bộ binh.

KHAI THÁC SỬ DỤNG SÚNG PHÓNG LỰU GP-25
Chương IV Hoạt động của các bộ phận của súng phóng lựu.

Các bộ phận của súng GP-25 ( mặt cắt dọc)


Thước ngắm súng GP - 25

Vị trí các bộ phận của súng phóng lựu khi không lắp trên súng tiểu liên AK.

28. Súng phóng lựu, khi không gắn lên súng tiểu liên AK, khóa an toàn dưới tác động của lò xo sẽ dịch chuyển về phía bên trái và giữ cho lẫy của khóa nằm ở phía dưới, mấu khóa hãm định vị thông qua lò xo móc sẽ xoay cần truyền chuyển động về phía dưới. Cần truyền chuyển động tác động với mấu an toàn của cò súng, sẽ khóa chết cò súng. Do đó, khi súng không gắn với súng tiểu liên sẽ không bắn được đạn phóng lựu.

Vị trí của các bộ phận súng phóng lựu khi lắp trên súng tiểu liên AK.

29. Khi gắn súng phóng lựu lên súng tiểu liên AK, vòng định vị và vấu giữ thông nòng súng trên súng tiểu liên AK sẽ xoay lẫy của khóa an toàn, lẫy khóa an toàn sẽ đẩy khóa an toàn từ sang bên phải. Khi đó lấy khóa an toàn sẽ giải phóng cần của khóa hãm định vị, khóa hãm định vị không tác động lên cần truyền động lực. Cần truyền động lực dưới tác động của lò xo mấu hãm sẽ quay lên phía trên và giải phóng cò súng, đồng thời quay cần của khóa hãm định vị lên phía trên, cần đối diện sẽ đè lên khóa hãm định vị. Trong trạng thái này có thể bóp cò và nổ súng. Búa súng nằm ở tư thế tự do, lò xo búa súng không bị nén, cò súng với trục cò súng nằm ở vị trí phía trước và mấu móc móc vào vấu của búa súng, đóng vai trò hãm búa súng không bị ảnh hưởng bởi phản lực của súng tiểu liên AK, khi bắn bằng súng tiểu liên.

Hoạt động của các bộ phận súng phóng lựu khi nạp đạn

30. Khi nạp đạn phóng lựu vào nòng súng, cần ấn đạn phóng lựu vào nòng súng từ phía trên cho đến tận cuối cùng của khóa nóng, đẩy qua chốt hãm đạn, chốt hãm đạn sẽ chặt vào rãnh trên vỏ đạn và giữ đạn trong nòng súng. Vì chốt hãm đạn với cần lẫy của chốt hãm nối với cần chuyền truyển động, do đó, trong trường hợp không đẩy hết đạn vào buồng nòng, cần truyền chuyển động sẽ khóa búa súng (chốt hãm ở phía trên), do đó không khai hỏa được. (h. 1, б).


Nạp đạn vào nòng súng GP-25 ( Mô phỏng 3D tech.edu)

Hoạt động của các bộ phận súng phóng lựu khi khai hỏa.

31. Để khai hỏa cần nhấn lên cò súng, khi đó, cần kéo, nối với cò súng, dùng vấu móc của mình kéo búa súng quay quanh trục của nó. Búa súng, quay xung quanh trục, đè lên mấu của chốt nén và nén lò xo búa súng lại. (h. 17).

Khi kéo cò súng đến cùng thì búa súng sẽ thoát khỏi móc kéo búa súng. Búa súng dưới tác động của lò xo búa súng sẽ quay quanh trục của nó, đi kèm theo búa súng là  kim hỏa sẽ di chuyển về phía trước và đập vào hạt lửa của liều phóng. Đạn nổ, đạn phóng lựu dưới tác động của thuốc phóng vượt qua lực cản của chốt hãm đạn và đạn bay ra khỏi nòng súng.

Búa súng với kim hỏa dưới sự tác động của lò xo và chốt đẩy quay về trạng thái ban đầu. Cò súng cùng với thanh móc kéo, sau khi bỏ tay ra khỏi cò sùng sẽ quay trở về trạng thái ban đầu, thanh móc kéo quay trở lại vị trí ban đầu và móc vào búa súng. Súng phóng lựu lại sẵn sàng cho phát bắn mới.

32. Để tháo đạn ra khỏi súng, cần nhấn ngón tay cái của tay trái lên cần tháo đạn, cần tháo đạn sẽ đè lên đuôi đạn và đẩy viên đạn ra ngoài.

Hoạt động của các bộ phận đầu nổ.

33. Ở trạng thái ban đầu kíp nổ 9 trong nắp xoay 10 nằm lệch hướng so với kim hỏa 5. Nắp xoay 10В được giữ không di chuyển về trạng thái chiến đấu bằng ghim kẹp 34. 5 (h. 21).

Khi bắn đạn phóng lựu, kíp cháy 37 dưới tác dụng của lực quán tính, thắng được sức cản của lò xo 38, đập vào kim hỏa 39. Tia lửa cháy từ kíp cháy, đốt cháy thuốc cháy 40 thuốc cháy đốt cháy thuốc súng 13.

Vỏ chụp 3 và lò xo vòng 30 thắng được sức cản của lò xo 31, dưới tác động của lực quán tính sẽ tụt xuống phía dưới..

Trong quá trình bay, kẹp bảo hiểm 34 dưới tác dụng của lực ly tâm sẽ đè lên lò xo 35 và thoát ra khỏi nắp xoay 10. Sau khi thuốc cháy 18 cháy hết trong ống 17, chốt hãm 24 dưới tác dụng của lò xo 20 sẽ hạ xuống và giải phóng cửa xoay 10 cùng với kíp nổ 9, cửa xoay 10 dưới tác dụng của của lò xo 25 di chuyển vào trạng thái sẵn sàng kích nổ. Dưới tác dụng của lò xo số 6, nắp đậy 1 qua qua vỏ 3 và lò xo vòng 30 sẽ nâng lên phía trên.

Khi đạn gặp vật cản:

а) Dưới tác động của lực va chạm, tác động lên nắp 1, nắp 1 sẽ di chuyển xuống phía dưới truyền chuyển động lên vỏ 3 và 29, vỏ chụp 3 và 29 tác động lên kim hỏa 5. Kim hỏa thắng được sức cản của lò xo 6, sẽ đâm vào hạt lửa 9, hạt lửa sẽ kích nổ kíp nổ 15;

б) Dưới tác động của lực va chạm, giá đỡ 7 sẽ di chuyển lên phía trên và truyền động năng cho kim hỏa 5 thông qua miếng đệm 4. Kim hỏa đâm vào hạt lửa 9, kích nổ kíp nổ 15.

Trong trường hợp các bộ phận kích nổ cơ khí không hoạt động khi gặp vật cản, lượng thuốc súng 13 cháy hết, sẽ đột cháy thuốc cháy chậm 33, từ đó kích nổ kíp nổ 32 và tiếp tục kích nổ hạt lửa 9 và kip nổ 15. Đạn nổ theo cơ chế tự hủy.

Nhưng hỏng hóc khi bắn và biện pháp khắc phục.

34. Trong các trường hợp đạn không bắn ra khỏi nòng súng, tiếp tục nhấn cò súng lần thứ 2. Nhưng hỏng hóc đơn giản thường xảy ra có thể là:

Hỏng hóc
Nguyên nhân có thể
Phương pháp sửa chữa
1
Bóp cò, súng không nổ.
Đạn không được đẩy vào tận cùng buồng đạn của nòng súng.
Đẩy đạn phóng lựu vào tận cùng buồng nòng, cần phải nghe thấy tiếng đặc trưng của chốt hãm đạn


Kim hỏa bẩn, do đó không di chuyển trong khóa nòng.
Lau sạch kim hỏa.
2
Lắp đạn vào nòng rất khó khăn, ấn đạn nặng.
Nòng súng hoặc đạn bẩn
Lau nòng súng và đạn phóng lựu.


Đạn bị biến dạng do va chạm
Thay đạn
3
Tháo đạn ra khỏi nòng súng quá khó khăn.
Đạn bị biến dạng do va chạm.
Tháo đạn ra khỏi nòng súng, có thể dùng chuôi của dao găm đập nhẹ vào chốt tháo đạn. Thay đạn khác.

Chương V. Nguyên tắc sử dụng, giữ gìn bảo quản súng phóng lựu GP-25

35. Súng phóng lựu cần được giữ gìn trong trạng thái kỹ thuật tốt và luôn sẵn sàng chiến đấu. Để giữ gìn súng tốt cần có một chế độ quản lý, bảo trì bảo dưỡng thương xuyên và nghiêm ngặt, tình trạng kỹ thuật cần được kiểm tra định kỳ bởi các cán bộ quân khí, theo điều lệnh nội vụ của quân đội liên bang Xô Viết. Kiểm tra tình trạng kỹ thuật súng phải là những cán bộ quân khí hiểu biết thông thạo về cấu tạo, tính năng kỹ chiến thuật cũng như nguyên tắc đảm bảo an toàn của súng phóng lựu.

36. Đối với súng phóng lựu đang nằm trong chế độ khai thác sử dụng. Thông thường có những chế độ giữ gìn bảo quản như sau:

— Chế độ kiểm tra súng thường xuyên;

— Chế độ lau chùi bảo dưỡng thường xuyên;

— Chế độ bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật cấp № 1;

— Chế độ bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật cấp № 2.

Chế độ kiểm tra súng thường tiến hành cùng với súng tiểu liên trước khi bắn, huấn luyện trên bãi tập không sử dụng hỏa lực và sau khi quay trở về từ bài huấn luyện.

Lau chùi bảo dưỡng thường xuyên được tiến hành cùng với súng tiểu liên thông thường sau khi bắn, đồng thời cùng với chế độ lau chùi bảo dưỡng vũ khí trong ngày lau chùi bảo quản cuối tuấn, ít nhất là mỗi tuần một lần.

Chế độ bảo dưỡng, bảo trì ký thuật cấp № 1 được xạ thủ súng phóng lựu tiến hành cùng với các cán bộ quân khí của đơn vị (trung, lữ đoàn) khi chuyển giao vũ khí cho đơn vị sử dụng, sau các đợt huấn luyện thực binh, nhưng không ít hơn 3 tháng 1 lần.

Chế độ bảo dưỡng, bảo trì ký thuật cấp № 2 được tiến hành trong xưởng quân khí của đơn vị (trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn) với sự tham gia của xạ thủ súng phóng lựu nhưng không dưới 2 năm một lần. Những hỏng hóc phát hiện được cần phải được thay thế, sửa chữa kịp thời. Nếu những hỏng hóc đó không sửa được tại đơn vị. Súng được chuyển lên tuyến trên để sửa chữa trong các đơn vị, nhà máy hoặc xưởng sửa chữa quân khu, quân đoàn.

Nhưng công việc cần thực hiện và trình tự bảo trì, bảo dướng kỹ thuật cho súng GP-25.

37. Kiểm tra súng thường xuyên tiến hành như sau:

— Lấy súng ra khỏi bao đựng súng, kiểm tra xem xét, tất cả mọi bộ phận và thiết bị và phụ tùng đầy đủ, kiểm tra xem có vật hay chất bẩn trong nòng súng.

— Lắp nòng súng vào thân súng và khóa nòng;

— Kiểm tra vết bẩn, vết rỉ sét trên thân súng, kiểm tra xem trên bề mặt có các vết hỏng hóc, xướt sát do va chạm có thể gây khó khăn cho hoạt động của vũ khí ( các vết rạn nứt hoặc xước sâu trên bề mặt, phát hiện được bằng mắt thường không được bỏ qua, phải báo cáo ngay cho người chỉ huy);

— Kiểm tra khóa an toàn của súng (tay cần chốt khóa an toàn cần phải vặn được vào vị trí ПР và ОГ);

— Kiểm tra kỹ thuật thước ngắm, trên thước ngắm và khe ngắm không được phép có vết trầy xước, cong vênh hoặc uốn vặn;

— Kiểm tra các bộ phận nhìn thấy được về tình trang được bôi mỡ, lau dầu;

— Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của túi đựng súng và túi đựng đạn, đảm bảo chắc chắn, không thủng rách hoặc những hỏng hóc nào khác.;

— Tháo nòng súng ra khỏi thân súng và khóa nòng, cất súng vào túi đựng.

38. Lau chùi bảo dưỡng thường xuyên được thực hiện theo trình tự sau::

— Tháo các bộ phận chính của súng. Điều. 9;

— Làm sạch các bộ phận và chi tiết khỏi bụi bẩn, trong trường hợp cần thiết có thể làm sạch súng (rửa). Theo nguyên tắc sẽ được giới thiệu ở Điều 44;

— Kiểm tra xem xét nòng súng và khóa nòng, chú ý vết nứt, phồng hoặc biến dạng, các vết rỉ sét;

— Kiểm tra các vết bẩn, đất cát, khói súng, vết rỉ sét và vết nứt trên chốt tháo đạn và trên kim hỏa.  ;

— Lau một lớp mỡ rất mỏng lên lên các bộ phận của súng;

— Lắp các bộ phận của súng và kiểm tra khả năng tháo lắp có hiện tượng hỏng hóc gì không. Điều 10

— làm sạch túi đựng súng phóng lựu và túi đựng đạn..

39. Chế độ bảo trì bảo dưỡng kỹ thuật cấp № 1 và № 2 được tiến hành theo quy trình bảo quản bảo trì vũ khí của quân khí.

Làm sạch và bôi dầu bảo quản súng.

40. Làm sạch súng phóng lựu GP-25, đang được biên chế trong phân đội, được tiến hành cùng với súng tiểu liên AK trong các trường hợp sau:

— Khi chuẩn bị cho thực hành bắn;

— Sau khi tiến hành bắn đạn thật và đạn huấn luyện, tẩy rửa súng ngay sau khi kết thúc bài bắn trên thao trường, chú trọng tẩy rửa nòng súng và khóa nòng đồng thời bôi mỡ bảo quản nòng súng và khóa nòng. Tẩy rửa kỹ và làm sạch được thực hiện 3-4 ngày liên tục;

— Tập luyện ngoài thao trường không sử dụng hỏa lực, kết thúc thời gian huấn luyện về doanh trại, lau chùi và làm sạch súng phóng lựu;

— Trong điều kiện tác chiến hoặc trong các cuộc diễn tập, huấn luyện dài ngày, tiến hành tẩy rửa và làm sạch vũ khí trong thời gian im tiếng súng, trong huấn luyện diễn tập dài ngày, vào lúc dừng nghỉ.;

— Nếu súng phóng lựu không được sử dụng, lau và làm sạch súng được tiến hành không dưới 1 tuần một lần.

41. Sau khi lau chùi sạch sẽ súng được bôi một lớp mỡ rất mỏng bảo quản. Mỡ được bôi lên bề mặt của thép đã sạch và khô, không để mặt kim loại bị ẩm hơi nước..

42. Làm sách và bôi mỡ bảo quản súng phóng lựu, tương tự như súng tiểu liên, được tiến hàng dưới sự giám sát của chỉ huy tiểu đội, tiểu đội trưởng có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ cơ sở vật chất và chất lượng của vật liệu để lau rửa súng, trình tự làm sạch, hiệu quả làm sạch , lau khô vũ khí và cho phép người sử dụng bôi mỡ bảo quản và lắp lại súng phóng lựu. Kiểm tra quá trình bôi mỡ và lắp súng phóng lựu. Sĩ quan chỉ huy phải lần lượt có mặt trong quá trình làm sạch súng phóng lựu, kiểm tra quy trình bảo dưỡng và làm sạch vũ khí.

43. Để làm sạch và lau mỡ súng phóng lựu, sử dụng vật chất, vật liệu tương tự như cơ sở vật chất dùng cho súng tiểu liên AK.

Trong doanh trại hoặc trong các binh trạm đóng quân tạm thời, lau chùi, làm sạch và bảo dưỡng súng phóng lựu được tiến hành ở những vị trí được quy định trên các bàn công tác. Trong điều kiện chiến đấu được thực hiện trên phản gỗ, trên bạt sạch, hoặc thùng sạch.

Trên thao trường, súng phóng lựu được làm sạch trong những khu vực riêng biệt bằng chất hóa học riêng biệt RCHS hoặc nước rửa dầu. Súng phóng lựu, làm sạch trên thao trường, sau khi quay về nhà được làm sạch bằng nước hóa học riêng biệt RChS. Trong điều kiện thao trường tiến hành làm sach chỉ là nước rửa dầu chuyên dùng.

44. Làm sạch súng phóng lựu được tiến hành theo trình tự sau:

1) Chuẩn bị vật chất vật liệu.

2) Kiểm tra phụ tùng của súng tiểu liên AK và súng phóng lựu GP-25.

3) Tháo súng phóng lựu ra khỏi súng tiểu liên AK.

4) Lắp chổi lông vào thông nòng của súng tiểu liên AK.

5) Tháo súng phóng lựu ở chế độ lau chùi bảo dưỡng, trong trường hợp quá bẩn cần phải tháo chi tiết toàn bộ súng ( quyết định của chỉ huy đơn vị và sự có mặt hỗ trợ kỹ thuật của quân khí).

6) Làm sạch các đường rãnh xoắn trong nòng súng bằng chổi lông, sử dụng nước lau rửa vũ khí hoặc hợp chất (RCHS) loại bỏ hoàn toàn chất bẩn.

7) Làm sạch khóa nòng bằng cổi lông nhựa của súng tiểu liên AK, chổi lông cũng được làm ướt bằng dầu lau súng hoặc nước lau rửa súng RCHS.

8) Lau sạch nòng súng bằng vải khô và sạch(trên vải không còn vết bẩn) lau sạch cả phía bên trong và bên ngoài khóa nóng và nòng súng.

9) Rửa sạch khóa nòng, búa sung và chốt đẩy đạn bằng chổi lông súng tiểu liên AK hoặc các vật dụng khác tương đương bằng dầu lau súng hoặc nước rửa súng RCHS, sau đó lau khô bằng vải ( trên vải không còn vết bẩn).

10) Lau chùi thật sạch các bộ phận còn lại, trong trường hợp quá bẩn thì các bộ phận còn lại cũng phải rửa bằng chất dầu lau súng hoặc RCHS và lau khô.

45. Kết thúc quá trình làm sạch và lau khô súng phóng lựu, báo cáo chỉ huy tiểu đội và theo quyết định của tiểu đội trưởng, súng được bôi mỡ bảo quản mỏng và lắp lại.

46. Chỉ sử dụng 1 loại dầu mỡ bôi bảo quản, trong trường hợp phải sử dụng loại dầu khác, loại dầu bôi trước đây phải loại bỏ triệt để khỏi tất các các chi tiết trên súng phóng lựu, để bỏ dầu nhớt bảo quản cũ cần tháo súng, lau rửa kỹ càng bằng nước rửa súng, sau đó lau khô bằng vải. Không còn lại vết dầu nhớt ban đầu.

47. Nước làm sạch súng được sử dụng quanh nắm, đặc biệt chú ý khi nhiệt độ xuống dưới +5 không sử dụng loại nước rửa nào khác. Nước rửa dầu của súng có thể sử dụng cả trong mùa hè khi nhiệt độ không cao.

48. Súng phóng lưu, khi chuyển tù ngoài băng tuyết vào trong phòng ấm, cần phải lau sạch sau 15 – 20 phút, khi súng bắt đầu ướt nước. Cần bọc súng bằng một miếng vải khô khi bước vào trong phòng ấm.

49. Khi súng bị nhiễm bẩn hoặc nhiễm các chất độc của vũ khí hủy diệt lớn, lau tẩy rửa chất độc thừ súng phóng lựu cùng với súng tiểu liên được thực hiện theo lệnh của chỉ huy đơn vị.

50. Khi cất súng vào kho để bảo quản trong thời gian dài, cần phải thực hiện nội dung niêm cất.

Niêm cất được thực hiện đối với các bề mặt của súng, bao gồm cả phần không kim loại Trên mặt súng không được có những vết rỉ sét hoặc các vết rỗ, vết xước.

Niêm cất súng được giữ trong kho kín với nhiệt độ, không thấp hơn 15oC  và độ ẩm không quá 70%. Bề mặt của súng phóng lựu khi thực hiện niêm cất được lau sạch, kỹ bằng giấy bản đã được thấm chất bảo quản, sau đó lau thật khô. Quấn giấy dầu đã được bôi mỡ bảo quản loại (GOI-54 GOST 3276-74) ГОИ-54П ГОСТ 3276―74.

Đặt súng phóng lựu trong các thùng kín quấn giấy dầu. Khi đưa súng về đơn vị chiến đấu súng sẽ được phá niêm. Quy trình páh niêm tương tự như trước khi niêm cất.

Theo dõi khả năng sử dụng súng phóng lựu giữ tốt, dùng bền.

51. Sau mỗi đợt bắn từ súng phóng lựu, chiến sĩ và người chỉ huy (sĩ quan) phải ghi vào sổ nhật ký súng ngày tháng và số lượng đạn đã bắn, mục đích sử dụng và số lượng đạn đã bắn tính từ khi bắt đầu đưa súng vào khai thác sử dụng.

Khi số lượng đạn bắn trên súng đã vượt ngưỡng 400 viên đạn, súng phóng lựu được tách rời khỏi cặp đôi vớ súng AK, súng phóng lựu sẽ được đưa đi kiểm tra các thông số kỹ thuật, độ chính xác, độ chụm, tiến hành thay thế sửa chữa những bộ phận có vấn đề đảm bảo cho súng tương đối chuẩn xác theo tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu, sau đó, súng có thể lại được biên chế cho súng tiểu liên đó sau khi chỉnh chuẩn, hoặc sử dụng cho súng tiểu liên AK khác. Trong sổ nhật ký theo súng sẽ được ghi lại, lưu thời gian và quy trình chỉnh chuẩn súng;

Bảo quản lưu giữ súng và đạn phóng lựu tại đơn vị.

52. Trách nhiệm chính về vũ khí trang bị và đạn là của người sĩ quan chỉ huy đơn vị (phân đội). Người chiến sĩ có tránh nhiệm giữ gìn, bảo vệ súng phóng lựu cũng như súng tiểu liên, sử dụng cẩn thận với tinh thần trách nhiệm cao nhất vũ khí được giao.

53. Trong doanh trại cố định hoặc tạm thời, thủy theo tình hình nhiệm vụ, súng phóng lựu có thể được lưu giữ trong kho, trong thùng kin hoặc trong túi đựng súng phóng lựu ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Túi đựng súng phóng lựu được đặt trong tủ súng cùng với súng tiểu liên AK. Nếu cơ động hành quân dài ngày hoặc cơ động sẵn sàng chiến đấu, súng phóng lựu có thể được để trong túi đựng hoặc lắp vào súng tiểu liên, để cách xa cánh cửa, lò sưởi hoặc các đồ vật có thể có nhiệt năng lớn. Súng luôn bên cạnh người chiến sĩ trong các hoạt động huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, được lắp trên súng tiểu liên trong điều kiện chiến đấu, được đựng trong túi trong điều kiện hành quân dã ngoại.

54. Đạn phóng lựu bắt buộc phải để trong thùng theo tiêu chuẩn, để ở nơi khô ráo, tránh bị ánh nắng mặt trời quá nóng chiếu vào. Sử dụng đạn cần hết sức cẩn thận, không được để cho đạn bị va chạm móp méo, bị bẩn hoặc bị ẩm. Không được bôi các loại dầu mỡ lên vỏ đạn.

55. Súng phóng lựu được bảo quản, mang theo người hoặc mang đi xa trong tình trạng không có đạn, ngoại trừ trường hợp chiến sĩ hành quân và sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện chiến trường. Súng phóng lựu phải luôn ở trạng thái khóa an toàn (chốt ở vị trí ПР, chỉ được chuyển sang trang thái ОГ khi chuẩn bị bắn.

56. Khi cơ động trên các phương tiện cơ giới như ô tô, xe bọc thép, xe thiết giáp, súng phóng lựu được giữ trong túi đựng hoặc lắp trên súng tiểu liên AK, người chiến sĩ phải cố gắng tránh va chạm súng tiểu liên, súng phóng lựu với các vật hoặc thành thép cứng. Khi vận tải bằng đường sắt hoặc đường bộ, súng phóng lựu và súng tiểu liên được đặt trong các giá súng đặc biệt hình kim tự tháp, nếu không có, súng có thể được đặt trên sàn hoặc trên giá súng chắc chắn, tráng va đập hoặc rơi đổ.

57. Súng phóng lựu được đặt trong các thùng đựng súng cho phép vận chuyển bằng tất cả các phương tiện, hòm đựng súng phải được áp dụng các biên pháp chống va đập hoặc va chạm. Đạn VOG-25 cũng được vận chuyển bằng tất cả các phương tiện khi đựng trong hòm đựng đạn như đã nêu.

Những biện pháp đảm bảo an toàn khi sử dụng súng phóng lựu GP-25 và đạn phóng lựu.

58. Khi sử dụng súng phóng lựu GP-25 cần tuân thủ theo những nguyên tắc bảo đảm an toàn sau:

— Trong mọi trường hợp, khi không bắn, súng phóng lựu phải đóng chốt khóa an toàn ПР, chỉ mở khóa an toàn trước khi khai hỏa;

— Không được phép sử dụng những súng phóng lựu đã có thông báo hỏng hóc.

— Khi chuẩn bị bắn súng phóng lựu, tuyệt đối không để bên trong nòng súng bị vấy nước, cát, chất bẩn và các loại vật liệu khác lọt vào bên trong;

— Không được nạp đạn vào nòng súng khi phát hiện có các vật chất khác;

— Không được dùng súng phóng lựu đã nạp đạn hoặc sử dụng súng tiểu liên AK với súng phóng lựu đã nạp đạn vào mục đích khác ngoài mục đích bắn đạn phóng lựu;

— Khi xuất hiện trục trặc khi bắn, hỏng hóc trong quá trình sử dụng súng, việc đầu tiên cần phải làm ngay là tháo đạn ra khỏi nòng súng;

— Tháo đạn ra khỏi nòng súng chỉ được tiến hành sau khí đã khóa chốt an toàn.;

— Khi tháo đạn ra khỏi súng, nòng súng hướng về phía mục tiêu.

Cấm tuyệt đối:

— Không được bắn súng phóng lựu, khi trên súng tiểu liên không thay thế bộ phận lò xo đẩy về bằng lò xo đẩy về có trong bộ phụ tùng và đệm báng súng chưa được lắp vào báng súng tiểu liên;

— Bắn súng phóng lựu với góc phóng lớn hơn 80 độ;

— Bắn súng phóng lựu khi báng của súng tiểu liên vẫn bị gấp (AKMS, AKS74);

— Bắn súng phóng lựu trong khi vẫn lắp lưới lê (AK74; AKS74).

Khi bắn súng phóng lựu cần chú ý, đầu nổ của đạn phóng lựu sẽ khởi động khi đạn bay được khoảng cách từ 10m đến 40m tình từ mặt cắt của nòng súng. Do đó, trong khoảng cách này không được có vật cản đường bay của đạn, do đạn có thể không nổ, gây nguy hiểm..

59. Khi sử dụng đạn VOG-25 cấm tuyệt đối:

— Không va chạm với đạn phóng lựu bằng các vật cứng.;

— Không được tháo đạn hoặc tháo ra điều chỉnh đầu đạn hoặc các bộ phận nào đó;

— Không được để đạn gần lửa hoặc gần những vật chất, vật liệu dễ cháy nổ, nguồn điện …;

— Các đạn phóng lựu có vết lõm trên đầu nổ KVM-3, vết nứt hoặc vết lõm trên đầu nổ, thân đạn và đuôi đạn. Hoặc có vết thủng ở lớp vỏ bịt liều phóng của đạn;

— Đạn bị rơi từ khoảng cao trên 3 m, những viên đạn bị rơi đó phải mang đi hủy bằng thuốc nổ.

Cấm tuyệt đối không động chạm, nhặt những đạn phóng lựu đã bắn mà không nổ, những viên đạn đó phải được hủy tại điểm rơi và cần chú ý những biện pháp an toàn khi hủy đạn.

Khi bắn trong điều kiện mùa đông, tuyết rơi nhiều, không thể xác định được chính xác điểm rơi của đạn, cho phép khoanh vùng và không tìm kiếm, ngay sau khi tuyết tan, đạn tìm thấy phải được hủy tại chỗ. Khu vực có đạn rơi phải được rào thật kỹ với bảng thông báo, cầm không được đi lại, di chuyển trong khu vực có đạn rơi.

Khi bóp cò, súng không nổ, cần bóp cò lại lần thứ 2. Nếu đạn tiếp tục không nổ, đợi một phút, sau đó tháo đạn ra khỏi nòng súng và xem xét đạn, nếu phát hiện ra vết trên hạt lửa của đuôi đạn. Đạn không được sử dụng lại nữa mà phải cất, bàn giao lại cho kho quân khí để hủy đạn.

Chương 6. Súng phóng lựu chuyển trạng thái từ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu và từ chiến đấu về hành tiến.

60. Trong điều kiện cơ động, súng phóng lựu và các phụ tùng đi kèm được mang trong túi đeo bên sườn trái, trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, súng phóng lựu được lắp trên súng tiểu liên AK. Chuyển súng phóng lựu từ trạng thái hành quân sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu theo mệnh lệnh của người chỉ huy tiểu đội (Lắp súng phóng lựu – Tháo súng phóng lựu) (h. 25).



H. 25. Súng phóng lựu 40 mm trong trạng thái cơ động hành quân.

61.  Để lắp súng phóng lựu lên súng tiểu liên AK cần:

— Súng tiểu liên AK mang ở tư thế " Treo súng”

— Mở nắp túi đựng súng phóng lựu bằng tay trái, tay phải rút từ trong túi nòng súng và chuyển sang tay trái cầm, tiếp tục lấy từ túi thân súng và khóa nòng;

— Lăp nòng súng phóng lựu vào thân súng và bệ khóa nòng như điều 10;

— Kiểm tra vị trí của chốt khóa an toàn, tay chốt phải ở vị trí ПР;

— Lắp súng phóng lựu lên súng tiểu liên AK, để làm được, tay phải giữ súng tiểu liên ở tay cầm súng hoặc cổ tròn báng súng, tay trái lắp súng phóng lựu, gá súng được đặt ở vị trí mà bộ phận khí ga của ốp lót tay trên nằm ở khoảng giữa 2 đầu bộ gá, đẩy mạnh súng phóng lựu lên phía trên nòng súng, kéo lùi gá súng và súng phóng lựu về phía sau hết cỡ, đầu gá phía trường tỳ vào ống khí ga của ốp lót tay trên, và nghe tiếng kêu của lẫy khóa hãm khớp chặt vào nòng súng. (h. 26);

— Dùng tay trái kéo thử súng phóng lựu về phía trước và sau để đảm bảo độ chắc chắn của súng trên súng tiểu liên;

— Tù túi đựng súng, lấy đệm báng súng ra, lắp đệm báng súng vào súng và cài dây đai giữ đệm thật chắc chắn;

— Đặt ngón tay cái lên vành đai tròn thước ngắm và kiểm tra xem vạch thước ngắm được đặt đúng trên tầm ngắm tương ứng;

— Đóng túi đựng súng phóng lựu;

— Chuyển súng tiểu liên vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

62. Để chuyển súng phóng lựu từ trạng thái sẵn sàng chiến đấu về trạng thái cơ động, cần:

— Chuyển thước ngắm về chế độ cơ động, gập lại;

— Đưa súng tiểu liên AK về tư thế "Treo súng”;

— Tháo đệm báng súng và cất vào trong túi đựng súng.;

— Tháo súng phóng lựu ra khỏi súng tiểu liên AK, tay phải cầm hộp khóa nòng phía trên băng đạn, ngón tay cái đè chặt lên hộp khóa nòng, tay trái cầm lấy súng phóng lựu sao cho ngón trỏ đè lên lấy khóa gá súng và nhấn mạnh, đồng thời ngón tay cái bóp mạnh vào thân súng phóng lựu, kéo lên phía trên và tháo ra khỏi sung tiểu liên AK. (h. 27);



H. 26. Lắp súng phóng lựu lên súng tiểu liên AK.

— Tháo nòng súng phóng lựu ra khỏi khóa nòng và thân súng như ở điều 9 (h. 6);

— Đặt các bộ phận của súng vào các khoang riêng biệt trong túi đựng súng cho cơ động;

— Đóng túi đựng súng lại cẩn thận;

— Đeo túi đựng súng vào đúng vị trí thông thường.



H. 27. Tháo súng phóng lựu ra khỏi súng tiều liên AK.

63. Để chuẩn bị súng phóng lựu cho sẵn sàng chiến đấu:

— Kiểm tra súng phóng lựu trong trạng thái đã lắp;

— Lắp súng phóng lựu lên súng tiểu liên AK, sẵn sàng chiến đấu. Điều 61;

— Kiểm tra hoạt động của các bộ phận trên súng phóng lựu đã lắp trên AK;

— Kiểm tra thước ngắm.

64. Kiểm tra súng khi đã lắp bao gồm những nội dung như sau:

— lấy các bộ phận của súng phóng lựu từ túi ra, kiểm tra và chắc chắn các bộ phận chính của súng đều tốt và có khả năng hoạt động;

— Kiểm tra các vết bẩn, va chạm, móp mép, nứt hoặc rỗ…. Những dấu vết có thể làm cho súng không hoạt động tin cậy và ổn định (không được sử dụng súng, khi thấy các vết nứt ở các bộ phận chính);

— lắp nòng súng vào thân súng và khóa nòng, kiểm tra độ chắc chắn;

— Kiểm tra túi đựng súng và đựng đạn, đảm bảo chắc chắn túi còn sử dụng rất tốt.

65. Kiểm tra các hoạt động các bộ phận của súng theo trình tự sau:

— Lắp súng phóng lựu vào súng tiểu liên, kiểm tra độ chắc chắn của súng phóng lựu bằng cách lắc súng theo chiều dọc. (h. 26);

— Lắp viên đạn tập vào nòng súng, và kiểm tra, nhấn lên cần tháo đạn để tháo thử đạn ra, và lại lắp lại để kiểm tra hoạt động của chốt giữ đạn trong buồng nòng, kiểm tra vài lần;

— Đặt khóa an toàn vào vị trí OG (ОГ);

— Vài lần nhấn cò súng đến kịch chốt đẩy, búa súng phải đập mạnh theo thân khóa nòng, có thể nghe rõ tiếng búa súng;

— Đặt khóa an toàn vài lần ở hai vị trí ОГ và ПР chắc chắn rằng, chốt khóa an toàn hoạt động và khớp đúng vào hai vị trí (an toàn và khai hỏa);

— Tháo viên đạn tập ra khỏi nòng súng. (h. 39 và h.40);

— Tháo súng ra khỏi súng tiểu liên, đặt khóa an toàn vào vị trí ОГ và nhấn mạnh lên cò súng, búa súng không hoạt động (đã được khóa búa súng);

— Kiểm tra trạng thái của đệm súng phóng lựu, độ chắc chắn và tin cậy khi lắp lên báng súng.

66. Kiểm tra thước ngắm súng phóng lựu GP-25:

— Xem xét kỹ thước ngắm, đầu ngắm và thanh khe ngắm không được móp méo, cong vênh hoặc bị văn, bị xước;

— Đặt thước ngắm vào các vị trí khoảng cách khác nhau, ấn bulong hãm thước ngắm đến hết cỡ;

— Kiểm tra hoạt động của đối trọng, đối trọng cần tự do xoay chuyển quanh trục của nó, trong trường hợp đối trong không quay hoặc bị rít, cần quay đi quay lại bằng tay vày lần để đảm bảo trơn trượt;

— Đặt khe ngắm vào trạng thái cơ động và trạng thái ngắm bắn, chắc chắn về hoạt động của khóa định vị thước ngắm ổn định.

Chương 7 Kiểm tra súng phóng lựu trước khi vào trận đánh và hiệu chỉnh súng

67. Súng phóng lựu, được biên chế cho các phân đội, cần phải kiểm tra và chỉnh chuẩn khi đưa vào sử dụng. Kiểm tra và chỉnh súng được tiến hành:

— Khi biên chế súng phóng lựu về các đơn vị chiến đấu;

— Sau khi sửa chữa, thay thế các bộ phận, có thể làm ảnh hưởng đến kết quả bắn.;

— Phát hiện trong quá trình bắn, đạn lệch ngoài phạm vi cho phép.;

— Khi súng được lắp từ loại súng AK này sang loại súng AK khác.

68. Kiểm tra và hiệu chỉnh súng được tiến hành dưới sự chỉ huy trực tiếp của cán bộ cấp Trung đội (Trung đội trưởng) trên trường bắn trong điều kiện kín gió hoặc khu vực được bảo vệ chống gió, trong điều kiện ánh sáng trung bình. Các sĩ quan chỉ huy trực tiếp (đến cấp tiểu đoàn) cần trực tiếp theo dõi quy trình kiểm tra và chỉnh chuẩn súng phóng lựu.

69. bắn chỉnh súng phóng lựu và chỉnh chuẩn súng cần được tiến hành với các xạ thủ súng tiểu liên AK và sử dụng súng phóng lựu tốt nhất, có kinh nghiệm, do chỉ huy trưởng đơn vị chỉ định. Khi tiến hành chỉnh chuẩn súng phóng lựu, cần có các xạ thủ súng tiểu liên-phóng lựu, chỉ huy các tiểu đội có súng phóng lựu và cán bộ kỹ thuật quân khí với đầy đủ trang bị dành cho sửa chữa. Hiệu chỉnh súng phóng lựu được tiến hành trên súng AK mà súng phóng lựu được lắp khi biên chế về đơn vị.

70. Hiệu chỉnh súng được tiến hành cùng với loại đạn huấn luyện, có khối lượng như đạn chuẩn. Các viên đạn hiệu chỉnh phải cùng một đợt xuất xưởng. Tư thế bắn: Nằm bắn có bệ tỳ. Súng được một nhóm xạ thủ tiến hành bắn theo mục tiêu bia chỉnh súng, được dán lên một tấm bảng, đặt ở khoảng cách 100m tình từ mặt cắt của nòng súng, Thước ngắm được ở vị trí số 1.  

71. Để kiểm tra đường đạn cần bắn 4 viên đạn huấn luyện, ngắm thật kỹ và lấy đường ngắm trên bia theo phương thức (đầu ngắm đội điểm đen, chia đôi hai vạch thước ngắm) của đáy hình chữ nhật mầu đen trên bia.


H. 28. Bia kiểm tra và chỉnh chuẩn súng GP-25

Sau khi bắn, chỉ huy trưởng đội bắn chỉnh súng, căn cứ vào các điểm chạm trên mặt bia, xác định điểm chạm trung bình. Hạ sĩ quan và chiến sĩ thực hiện bắn không được phép xe kết quả bắn trên bia. Súng được coi là ổn định và chính xác khi điểm chạm trung bình nằm giới hạn vòng tròn đường kính 35cm tính từ tâm điểm ngắm.

72. Nếu điểm chạm trung bình vượt ra ngoài giới hạn kiểm soát của vòng tròn, đó là biểu hiện của hiện tượng đường đạn, phụ thuộc vào độ lệch của điểm cham trung bình, cần điều chỉnh lại điểm ngắm. Nếu điểm chạm trung bình thấp  hơn thông số của điểm ngắm, đầu ngắm cần được vặn cao lên, nếu điểm chạm trung bình nằm bên trái , khe ngắm cần chỉnh sang bên phải, nếu điểm ngắm ở phía phía bên phải – chỉnh sang trái. Chỉnh ngược hướng so với hướng lệch.

Khi vặn đủ một vòng của đầu ngắm, trong khi bắn trên khoảng cách 100m đạn ăn lên là 0,75m (đạn ăn xuống nếu vặn đầu ngắm đi lên).

Vặn 1 vòng trên vít điều chỉnh khe ngắm (4 lần tiếng kêu) sẽ chuyển khe ngắm đi một vạch, trong khi bắn đạn sẽ lệch sang phải hoặc trái 1m trong tầm bắn 100m (theo chiều kim đồng hồ đạn ăn lệch sang bên phải, ngược chiều kim đồng hồ đạn ăn lệch sang bên trái).

Độ chính xác chỉnh súng phóng lựu được kiểm tra lại bằng lần bắn tiếp theo.

Sau khi đạt được kết quả mong muốn, vạch dấu cũ trên thước ngắm bị xóa đi, thay bằng vạch dấu mới trên thanh mặt sau thước ngắm của khe ngắm.

Phần II. Các tư thế bắn súng phóng lựu và nguyên tắc bắn súng phóng lựu GP-25.

Chương 8. Các tư thế bắn súng phóng lựu.

73. Hỏa lực từ súng phóng lựu được bắn đan xen giữa súng phóng lựu và súng máy, chính vì vậy, xạ thủ súng tiểu liên AK lắp súng phóng lựu, cần phải xác định bắn cả súng phóng lựu, đồng thời cả súng tiểu liên AK.

Xạ kích từ súng phóng lựu đường ngắm thẳng ( ngắm thẳng, đường đạn thẳng và đường đạn cầu vồng) và đường ngắm ( đường đạn cầu vồng). Khi sử dụng đường ngắm thẳng, điểm ngắm trực tiếp trên mục tiêu hoặc vào một điểm trong khu vực mục tiêu, đường ngắm gián tiếp cho đươc ngắm vào mục tiêu, nhưng yêu cầu nòng súng được dựng một góc nhất định để tạo đường đạn cầu vồng.

74. Phụ thuộc vào tình huống tác chiến ( nhiệm vụ được giao, tính chất mục tiêu, tầm bắn, điều kiện địa hình) xạ thủ súng phóng lựu có thể bắn ở những tư thế khác nhau:

— Ở tầm bắn 100m - nằm bắn hoặc nằm bắn có bệ tỳ 100 м — (h. 29) (h. 30);



H. 29. Nằm bắn súng phóng lựu (tầm bắn 100 m)




H. 30. Nằm bắn có bệ tỳ (tầm bắn 100 m)




H. 31. Quỳ bắn với tầm bắn từ 100m đến 150 m. (100―150 m)




H. 32. Đứng bắn, tầm bắn trong khoảng từ 100m đến 150m


H. 33. Tầm bắn ở tư thế quỳ, bắn tỳ đầu gối và súng kẹp nách, tầm bắn từ 200 – 400m


H. 34. bắn trong tư thế ngồi trên mặt đất, súng kẹp nách, tầm bắn từ 200m đến 400m

— Ở tầm bắn 100 – 150m quỳ bắn và đứng bắn (рис. 31) (рис. 32);

— Ở tầm bắn  200―400 m — từ đầu gối bắn kẹp nách (рис. 34), ngồi bắn súng kẹp nách  (h. 34) và đứng bắn súng kẹp nách (h. 35);


H. 35. Đứng bắn súng tiểu liên kẹp cạnh sườn, tầm bắn từ 200m đến 400m

— Khi bắn đường ngắm gián tiếp, bắn trong tư thế quỳ hoặc ngồi trên mặt đất, súng đặt báng súng trên mặt đất. (h. 36).

Khi cơ động tấn công, xạ kích từ súng phóng lựu khi dừng ngắn.

Trong trường hợp cần thiết, khi hành tiến trên xe cơ giới (BTP, BMP) có thể bắn súng phóng lựu từ vị trí trên xe, bằng cửa đổ bộ, khi xe dừng ngắn, xạ thủ cần lựa chọn tư thế thuận tiện, chú ý các biện pháp đảm bảo an toàn. (h. 37).

75. Trong điều kiện tác chiến, công sự chiến đấu ( hoả điểm) xạ thủ bố trí và xây dựng theo mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc tự động thực hiện. Hỏa điểm cần đảm bảo có thế đảm bảo khai hỏa từ súng phóng lưu, đồng thời cũng là súng tiểu liên. Khi lựa chọn hỏa điểm cần chú ý, hướng bắn không được gần các địa vật ( cây cối, bụi cây, bụi cỏ cao. Tránh để đầu đạn vướng vảo, vì đầu đạn nhạy nổ có thể kích hoạt khi gặp vật cản.  

a

b

H. 36. Xạ kích đường ngắm gián tiếp, đường đạn cầu vồng, súng được đặt trực tiếp trên mặt đất, góc bắn lớn hơn 45o.

а — tư thế quỳ bắn; b — ngồi bắn

    а
b

H. 37. Xạ kích từ xe bộ binh cơ giới từ cửa đổ bộ:

а — bắn kẹp tay cạnh sườn ; b — đặt báng súng trên thân xe.

Khi bắn súng phóng lựu có thể lợi dụng địa hình địa vật tại chỗ, nhưng không được phép bắn trong trường hợp trước mặt có vật che khuất ( cây cối, bụi cây, cỏ hoặc tường, vách ngăn cản).

76. Trong điều kiện có thể có thời gian chuẩn bị ụ súng, cần kiểm tra khả năng xạ kích trong khu vực được giao, phương pháp tương tự như với súng tiểu liên AK, người xạ thủ sẽ kiểm tra đường ngắm vào mọi điểm trên địa hình, nơi mà địch có thể xuất hiện. Cần chuẩn bị bệ tỳ súng cho thuận lợi khí bắn. Bệ tỳ có thể mềm hóa bằng vải bạt quấn lại, quần áo hoặc vải cũ, bao cát đã phủ vải hoặc thậm chí áo sinhen quấn lại làm bệ tỳ.

77. Thực hiện nhiệm vụ chiến lĩnh trận địa, chuẩn bị cho khai hỏa tử súng phóng lựu, chỉ huy đơn vị ra mệnh lệnh « Chiến sĩ N.V.A, chiếm linh hỏa điểm số A gần ..cách..m. chuẩn bị khai hỏa diệt mục tiêu»  Theo mệnh lệnh nhận được, xạ thủ súng tiểu liên AK- phóng lựu, thay đổi vị trí nhanh chóng chiếm lĩnh ụ súng và chuẩn bị sẵn sàng khai hỏa theo lệnh người chỉ huy.

78. Để thay đổi vị trí bắn, khẩu lệnh người chỉ huy: Chiến sĩ N.V.A….tiến lên. Theo mệnh lệnh đó, chiến sĩ A biết được tọa độ, vị trí che khuất, vật che đỡ và hướng cơ động di chuyển đến vị trí mới. Trước khi cơ động, súng tiểu liên và súng phóng lựu khóa an toàn. Phụ thuộc vào tình huống, chiến sĩ xạ thủ có thể vận dụng các động tác cơ động trên chiến trường, chú ý khi cơ động, phải giữ được nòng súng phóng lựu không bị xục vào đất, cát hoặc bùn lầy.

79. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xạ thủ súng tiểu liên - phóng lựu cần thành thạo các kỹ thuật xạ kích súng tiểu liên cũng như súng phóng lựu. Phương pháp lấy đường ngắm tương tự như súng tiểu liên.

80. Các khẩu lệnh bắn súng phóng lựu, tương tự như khẩu lệnh xạ kích từ súng tiểu liên AK.

Chuẩn bị bắn

81. Chuẩn bị bắn từ súng phóng lựu bao gồm có: chiếm lĩnh vị trí và nạp đạn.

Xạ thủ chuẩn bị bắn theo khẩu lệnh của chỉ huy đơn vị hoặc chủ động. Trước khi vào bắn, xạ thủ phóng lựu chuyển súng phóng lựu từ trạng thái cơ động sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Nếu như súng vẫn nằm trong túi dùng cho cơ động.

Trên trường bắn, theo khẩu lệnh người chỉ huy: Vào tuyến bắn – Nằm.( quỳ, đứng, ngồi…) lắp đạn. Thông thường, nếu không phải là bài bắn tập tổng hợp, chỉ huy bắn sẽ ra mệnh lệnh tư thế bắn.

82. Các tư thế bắn súng phóng lựu từ nằm, quỳ, đứng bắn tương tự như súng tiểu liên AK, chỉ có khác là tay trái cầm tay cầm báng súng của súng phóng lựu, ngón tay đưa vào vòng cò.

83. Tư thế bắn quỳ và đứng bắn, súng kẹp cạnh sườn, tay cầm súng cũng tương tự như vậy, nhưng báng súng không tỳ vào vai, mà nằm sát cạnh sườn, với khủy tay phải ép chặt báng súng.

84. Để bắn súng phóng lựu tư thế ngồi, súng kẹp cạnh sườn, cần cầm súng tiểu liên ở phía trên băng đạn,nòng súng hướng về phía trước, ngồi xuống dùng tay trái tỳ đỡ, hướng mặt về phía mục tiêu, hai chân tỳ chắc trên mặt đất bằng đế giầy, sau đó cầm súng theo tư thế bắn kẹp sườn. (h. 34).

85. Tư thế quỳ bắn hoặc ngồi bắn với báng súng tỳ xuống mặt đất, xạ thủ cũng thực hiện tương tự như quỳ bắn và ngồi bắn kẹp sườn, nhưng báng súng tỳ chắc xuống dưới đất. (h. 36).

Trong tất cả các tư thế bắn súng phóng lựu, tay phải cầm súng AK ở tay cầm hoặc cổ tròn báng súng, không được đưa ngón tay trỏ vào vòng cò súng tiểu liên AK, tránh trường hợp cướp cò súng tiểu liên AK.

86. Để nạp đạn cho súng phóng lựu cần:

— Tay phải cầm súng tiểu liên vào khoảng giữa băng đạn và tay cầm súng phóng lựu, hướng súng về phía mục tiêu( trường hợp nằm bắn cho phép tỳ báng súng xuống đất), tay trái lấy đạn phóng lựu từ túi đựng đạn, để cho thuận tiện cho phát bắn đầu tiên, nên sử dụng viên đạn số 1 phía bên tay phải phía trên;



H. 38. Nạp đạn phóng lựu.

— Đưa đạn phóng lựu, đuôi đạn vào nòng súng từ phía trên và đẩy đạn vào sâu trong buồng nòng cho đến khi đạn dừng lại và nghe thấy tiếng chạm của khóa hãm đạn trong buồng nòng. Nếu đạn không tự di chuyển cần vừa ấn, vừa xoay đạn quanh trục của nó cho trùng với các rãnh xoắn trong nòng súng;

— Sau khi nạp đạn, cầm lấy súng tiểu liên, mở chốt khóa an toàn và vào tư thế sẵn sàng bắn;

— Nếu chưa có khẩu lệnh bắn ngay, cần đặt chốt khóa an toàn vào vị trí ПР.

Xạ kích bằng súng phóng lựu GP-25

87. Khai hỏa từ súng phóng lựu, theo mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc chủ động, tùy thuộc vào tình huống chiến đấu cụ thể trên chiến trường. Trong khẩu lệnh của người chỉ huy thông thường có những nội dung sau: Chiến sĩ N.V.A, súng phóng lựu, tiêu diệt mục tiêu B, thước ngắm 4, ngắm dưới mục tiêu-bắn.

Trong điều kiện chiến đấu phức tạp (nhiệt độ môi trường, gió mạnh, mưa to, tuyết rơi nhiều và dày đặc) điểm ngắm sẽ không được nêu ra trong khẩu lênh, xạ thủ chủ động lựa chọn điểm ngắm.

88. Khai hỏa từ súng phóng lựu bao gồm: Đặt thước ngắm, tư thế bắn, lấy đường ngắm và bóp cò súng. Nếu súng phóng lựu đang được khóa an toàn, trước hết phải đặt khóa chốt an toàn vào vị trí ОГ.

89. Để lấy thước ngắm, tay trái cầm ốp che tay dưới, lật ngửa mặt súng lên, băng đạn quay vào trong, tay phải cầm thước ngắm sao cho ngón tay cái trên đia xoay thước ngắm, ngón tay trỏ ấn lên bulong hãm thước ngắm, nhấn mạnh bu lông hãm thước ngắm, xoay đĩa thước ngắm vào vị trí cần thiết, sau đó đưa súng về tư thế chuẩn bị bắn.

90. Bắn súng phóng lựu trong tư thế nằm quỳ đứng thước ngắm thẳng cần đặt báng súng vào bả vai vững chắc, tay trái cầm tay cầm súng phóng lựu, tay phải cầm tay cầm súng tiểu liên AK, không rời mắt khỏi mục tiêu, đặt báng súng vào bả vai sao cho cảm giác thấy đệm báng súng tỳ chặt vào vai mình, đưa ngón trỏ bàn tay trái vào vòng cò, vị trí của khủy tay phải đặt chắc chắn trên điểm tỳ như sau:

— Trên mặt đất ( từ thế bắn nằm và bắn trong công sự) thật chắc chắn và thoải mái;

— Khi bắn tư thế quỳ, khuỷu tay trái đặt chắc chắn trên đầu gối như bắn súng AK, khuỷu tay phải nhấc lên hơi cao so với bả vai.(tương tự yếu lính bắn súng AK, nhưng tỳ súng bả vai phải thật chắc chắn).

91. Bắn súng phóng lựu kẹp sườn, tư thế động tác giữ súng tương tự như bắn súng phóng lựu tỳ vai, nhưng báng súng khẹp sát cạnh sườn, khuỷu tay ép chặt vào báng súng.

92. Lấy đường ngắm khi bắn từ súng phóng lựu đường ngắm thẳng (bắn thẳng và bắn cầu vồng) tương tự như bắn từ súng tiểu liên.

Để lấy đường ngắm khi bắn thước ngắm gián tiếp ( đường đạn cầu vồng), cần tháo đối trọng khỏi lẫy hãm, đặt thước ngắm vào đúng khoảng cách đến mục tiêu, thực hiện các động tác tương tự như ngắm đường đạn thẳng, đồng bộ đường ngắm đầu ngắm đội điểm ngắm, chia đôi hai vạch khe ngắm, sau đó, đưa súng về góc sao cho vạch trên đối trọng trùng với vạch tên đệm của bu lông hãm.

93. Bóp cò súng, giữ chắc súng, đường ngắm ổn định, bóp cò súng với yếu lĩnh tương tự như bóp cò súng tiểu liên AK, nếu đường ngắm lệch khỏi mục tiêu, không tiếp tục căng cò mà chỉnh lại hướng bắn, sau đó tiếp tục căng cò cho đến khi đạn nổ.

94. Trong trường hợp đạn không nổ, cần chỉnh lại đường ngắm vào mục tiêu, bóp cò lần thứ 2. Nếu súng vẫn tiếp tục không nổ, cần thay đạn.

Dừng bắn

95. Dừng bắn từ súng phóng lựu được thực hiện theo mệnh lệnh tương tự như với súng tiểu liên AK. Khi có lệnh Dừng bắn. xạ thủ lập tức đóng chốt khóa an toàn súng ở vị trí ПР. Nếu súng đã nạp đạn, cần báo cáo người chỉ huy (súng đang nạp đạn) theo lệnh người chỉ huy, tháo đạn ra khỏi súng phóng lựu.

96. Để tháo đạn ra khỏi súng, cần chắc chắn súng đã được khóa an toàn ПР, cầm súng tiểu liên tay phải ở vị trí giữa băng đạn và tay cầm súng phóng lựu, súng cầm hướng lên trên, tay trái cầm súng phóng lựu từ phía dưới thân súng, ngón tay cái ấn vào chốt đẩy đạn về phía trước, sau đó tay trái đón lấy đầu nòng phóng lựu, tay phải đưa súng tiểu liên chúc xuống phía dưới, tay trái lấy đạn phóng lựu ra khỏi nòng súng và đặt vào túi đựng đạn.



H. 39. Tháo đạn phóng lựu khỏi nòng súng phóng lựu.



H. 40. Tháo đạn phóng lựu ra khỏi nòng súng.

Bắn súng phóng lựu từ hầm trú ẩn và khi trượt tuyết.

97. Ngoài các phương pháp thông thường, trong điều lệnh tác chiến, cần được huấn luyện các kỹ năng bắn súng phóng lựu từ hầm trú ẩn và khi trượt tuyết, được thể hiện trong các bài huấn luyện chiến đấu..

Chương 9. Nguyên tắc sử dụng súng phóng lựu

98. Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, cần thực hiện các nguyên tắc sau;

— Không ngừng quan sát địa hình địa vật chiến trường.

— Nhanh chóng và chuẩn bị thông số bắn chính xác;

— Thuần thục trong xạ kích đối với các mục tiêu trong mọi điều kiện chiến trường, thời gian và thời tiết, khả năng xạ kích tốt ban ngày và ban đêm, khi mục tiêu được chiếu sáng. Để có thể tiêu diệt các cụm mục tiêu và các mục tiêu quan trọng cần tập trung hỏa lực từ nhiều súng phóng lựu hoặc bắn liên tiếp;

— Theo dõi kết quả bắn và điều chỉnh kịp thời hỏa lực.;

— luôn nắm chắc số lượng đạn tiêu hao và có kế hoạch hoặc phương án bổ sung đạn kịp thời.

99. Theo dõi trận đị chặt chẽ, chỉ thị mục tiêu và lựa chọn mục tiêu theo nguyên tắc tương tự như bắn súng tiểu liên. Các mục tiêu chủ yếu của súng phóng lựu cũng là những mục tiêu của súng tiểu liện, ngoại trừ các mục tiêu trên không.

Lựa chọn căn bản thước ngắm, điểm ngắm để tiêu diệt mục tiêu.

100. Điều kiện căn bản để xạ kích bằng súng phóng lựu phụ thuộc vào tầm xa đến mục tiêu và tính chất của mục tiêu theo điều . 73.

Các mục tiêu có thể nhìn thấy, quan sát thấy tốt nhất là sử dụng đường ngắm thẳng (đường đạn thẳng và đường đạn cầu vồng thấp. Nếu mục tiêu không nhìn thấy được (mục tiêu trong giao thông hào, ụ súng, ở phía sau sườn đồi) nhưng biết được khoảng cách và hướng di chuyển, có thể bắn bằng đường đạn cầu vồng.

101. Để lựa chọn thước ngắm và điểm ngắm khi bắn thẳng, cần xác định được khoảng cách đến mục tiêu và các điều kiện môi trường khác, có thể ảnh hưởng đến tầm bắn và hướng đạn bay. Đường ngắm và điểm ngắm được lựa chọn với tính toán, để quỹ đạo đường đạn đi qua điểm giữa của mục tiêu. Thước ngắm được lựa chọn theo khoảng cách  đến mục tiêu, điểm ngắm trong điều kiện bình thường ( gần với bảng bắn) thông thường chọn điểm ngắm là điểm trung tâm của khu vực mục tiêu. Nếu điều kiện môi trường có thể ảnh hưởng đến độ lệch của đạn ( theo bảng bảng) sẽ lệch ra phía bên ngoài của điểm ngắm trung tâm theo thông số sửa bắn, nếu thông số đó người xạ thủ nắm chắc được.


Chuẩn bị bắn súng phóng lựu (mô phỏng 3D tech.edu)


Khai hỏa từ súng phóng lựu (mô phỏng 3D.tech.edu)


Hỏa lực bắn thẳng (Mô phỏng 3D)


Hỏa lực cầu vồng (mô phỏng 3D)

102. Khi bắn ngắm gián tiếp ( đường đạn cầu vồng) thước ngắm đặt tương tự như thước ngắm đường đạn bắn thẳng, theo khoảng cách đến mục tiêu, nhưng sử dụng nửa phía trên (mầu đỏ) của đĩa chỉ số thước ngắm, điểm ngắm không được chỉ thị. Đường ngắm nhằm vào bất cứ điểm nào dự kiến phía sau vật cản, tầm súng được đặt theo dấu vạch trên đối trọng.

103. Tầm bắn được xác định bằng phương pháp tương tự như súng tiểu liên AK.

104. Nhiệt độ của không khí theo bảng tính (+15oC) sẽ làm thay đổi tầm bắn của đạn phóng lựu, nếu ở nhiệt độ mùa hè, tầm bắn sẽ tăng lên, và sẽ giảm đi khi mùa đông, nhưng những thay đổi đó không đáng kể so với thông số tiêu chuẩn.

105. Gió ngược chiều sẽ làm giảm tầm bắn, còn gió xuôi chiều sẽ làm tăng tầm bắn của đạn phóng lựu. Gió ngang sẽ thổi đạn giạt về hướng gió thổi. Gió chéo góc sẽ đẩy đạn vừa theo hướng gió vừa tăng hoặc giảm tầm bắn. Nhưng gió chéo góc thì độ lệch sẽ bằng ½ độ lệch đối với gió ngang, và giảm ½ đối với gió dọc.

Độ giạt đạn, hình thành do gió thổi theo tầm và hướng phụ thuộc vào tốc độ gió, hướng gió, tầm bắn và độ cong của đường đạn. Tốc độ gió có thể nhân biết được bằng những biểu hiện như sau:

Vật dụng
Gió yếu (2―3 m/s)
Gió vừa (4―6 m/s)
Gió mạnh (8―12 m/s)
Sợi vải
Bay nghiêng không đáng kể
Bay nghiêng không hạ xuống
Bay ngang
Khăn tay
Rung rinh và hơi xòe ra
Xòe rộng ra và bay ngang
Giật ra khỏi tay cầm
Khói từ ống khói
Bị thổi nghiêng không nhiều
Thổi ngang và kéo dài
Khói thổi ngang và xòe rộng
Cỏ cây
Rung rinh
Xòa ra trên mặt đất
Rạp xuống mặt đất
Cành cây
Rung nhẹ và lá rung nhẹ
Cành cây rung mạnh và là rung xào xạc mạnh.
Các cành cây rung mạnh và xòa xuống

106. Sửa bắn trong điều kiện chuẩn bị bắn từ những thông số trong điều kiện bắn thông thường, từ đó điều chỉnh điểm ngắm theo những tính toán được đưa vào bảng bắn, theo kinh nghiệm của người sử dụng súng từ những đợt bắn tập, bắn huấn luyện trong điều kiện tương đương.

Lựa chọn thời điểm bóp cò

107. Thời điểm bóp cò bắt đầu được tính từ khi có mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc chủ động – phụ thuộc vào điều kiện tác chiến và vị trí mục tiêu. Thông thường, thời điểm bắn là thời điểm thuận lợi để tiêu diệt mục tiêu: Địch hoàn toàn bất ngờ, mục tiêu nhìn thấy rất rõ, mục tiêu co cụm lại, mục tiêu bị phơi sườn hoặc mục tiêu đứng lên cao.

Xạ kích, quan sát kết quả bắn và chỉnh bắn.

108. Khi xạ kích từ súng phóng lựu, xạ thủ cần quan sát kỹ càng kết quả của hỏa lực và điều chỉnh hỏa lực. Kết quả của phát bắn được thể hiện ở điểm nổ của đầu đạn.

Điều chỉnh điểm nổ tiến hành theo tầm và hướng, bằng điểm ngắm. Thước ngắm sẽ phải điều chỉnh nếu đạn nổ xa quá điểm ngắm trên 50m.

Thay đổi điểm ngắm trên giá trị độ lệch của điểm nổ, về hướng và tầm ngược lại.  Nếu điểm nổ lệch khỏi mục tiêu dưới 50m. Chỉnh điểm nổ bằng cách thay đổi chiều cao của đầu ngắm so với khe ngắm. Ví dụ khi bắn trên tầm bắn 200m, thay đổi đầu ngắm trên toàn bộ chiều cao của nó, tầm bắn sẽ thay đổi từ 14 – 16m.

109. Hỏa lực sẽ được triển khai liên tục cho đến khi mục tiêu bị tiêu diệt hoặc lẩn trốn.

Bắn đêm

110. Ban đêm, bắn từ súng phóng lựu chỉ bắng bằng đường nắm thẳng, bắn trực diện hoặc cầu vồng vào những mục tiêu được chiếu sáng hoặc bắn qua kính nhìn đêm. Xạ kích được tiến hành tương tự như ban ngày, xạ thủ, khi phát hiện mục tiêu được chiếu sáng, nhanh chóng xác định tầm bắn, lấy đường ngắm và khai hỏa. Để không bị lóa mắt, xạ thủ không được nhìn vào nguồn sáng.

Cơ số đạn và điều kiện bổ sung trong chiến đấu.
111. Chiến sĩ sử dụng phóng lựu được biên chế 10 viên đạn phóng lựu trong túi đựng đạn phóng lựu. Trong điều kiện chiến đấu, đạn được bổ sung, tiếp đạn do các chiến sĩ vận tải, cung cấp bổ súng đạn dược theo lệnh của người chỉ huy. Trong phòng thủ, số lượng đạn có thể tăng lên theo chỉ lệnh của người chỉ huy. Khi bắn hết ½ cơ số đạn, người xạ thủ phải báo cáo chỉ huy trực tiếp. Xạ thủ luôn phải giữ lại 3 viên đạn là dự phòng tình huống, chỉ được khai hỏa khi có lệnh trực tiếp từ người chỉ huy hoặc điều kiện khẩn cấp, buộc phải sử dụng để thoát hiểm hoặc tiêu diệt mục tiêu quá quan trọng. 
Theo:  quocphonganninh.edu.vn